Bài toán “con gà” và hiệu suất lao động VN

Bài toán “con gà” gây “sốt” trên mạng, đang tạo tranh luận nhiều chiều, trong đó có các nhà chuyên môn tham gia sôi nổi.

Bài toán “con gà” và hiệu suất lao động VN ảnh 1

Bài toán "con gà" đang gây tranh cãi trên mạng - Ảnh: internet

Vượt ra ngoài một bài học thông thường, câu chuyện này đang mang đến giá trị một bài học về giao tiếp và làm việc hiệu quả.

Cần đến 15 người lao động Việt Nam mới có hiệu suất làm việc bằng một người lao động Singapore, theo ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) tại Hà Nội hôm 4-9.

Một nguyên nhân quan trọng là người lao động Việt Nam thiếu kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng giao tiếp.

Với bài toán con gà, học sinh phải phát biểu “4 x 8” hoặc “8 x 4” là một yêu cầu về trình bày, một kỹ năng giao tiếp, tức một nội dung của khoa học về truyền thông.

Học sinh phải trải qua ba bước để hoàn tất bài học này: đọc – hiểu, giải và trình bày kết quả. Để làm toán “thuần túy” (tức chỉ với con số), học sinh lớp 3 có thể tính trên giấy nháp 4 x 8 hoặc 8 x 4, hoặc nhẩm bảng cửu chương để tìm ra kết quả 32 (có lẽ nhiều người lớn cũng vậy).

Nhưng đến giai đoạn 3, bằng cách viết hoặc nói ra, học trò lớp 3 đối diện với thách thức “trình bày” kết quả làm toán của mình. Đó là một thách thức xã hội: giao tiếp với người khác hiệu quả.

Việc chỉ được chọn một trong hai cách trình bày (4 x 8 hoặc 8 x 4) có tác dụng đầu tiên là gây ra một ngạc nhiên, sau đó là chấp nhận chuẩn mực giao tiếp, và về lâu dài giúp tạo ra thái độ biết quan tâm đến người đang giao tiếp, dẫn đến hiệu quả công việc cao.

Theo quy trình giao tiếp, người hỏi đã mã hóa ý tưởng của mình trong từ “con gà” (“nhà Lan có bao nhiêu con gà?”) và phát đi một kỳ vọng và chờ đợi phản hồi về số con gà (chứ không phải chuồng).

Cách phản hồi bắt đầu bằng yếu tố con gà (8 con gà trong mỗi chuồng, mà có 4 chuồng như vậy, vậy tổng số gà là 32 con; viết ra bằng biểu thức toán cũng theo trật tự đó: 8x4=32) đã đáp ứng được kỳ vọng của người hỏi.

Trường hợp đổi vị trí chuồng gà ra trước (4 x 8) trong câu trả lời buộc người hỏi phải điều chỉnh kỳ vọng để tiếp nhận phản hồi, làm giảm hiệu quả giao tiếp.

Rõ ràng, đây là “bài học” (tích hợp cả kỹ năng sống) chứ không hẳn chỉ là “bài toán” (chỉ cung cấp kiến thức) như hồi lớp 1.

Trên đây là góc nhìn về tính hữu ích của việc tích hợp kỹ năng giao tiếp vào các môn học. Nó có thể được xem xét để áp dụng vào nhiều cấp học, nhằm tạo ra nguồn nhân lực hiệu quả cao sau này.

Tuy nhiên, phép toán nào phù hợp với tuổi nào thì nhà chuyên môn sẽ cân nhắc theo chương trình, giúp các em được thoải mái hơn.

Các kỹ năng sống này khi được lặp đi lặp lại đủ lâu, đủ nhiều sẽ cung cấp cho học sinh cơ hội (và quyền lợi) phát triển kỹ năng nhận thức và hành vi theo hướng làm chủ được chuẩn mực xã hội.

Điều này trong thực tế, giúp người học giảm thiểu nguy cơ “mình nói cách của mình” mặc “thế giới nghe theo cách của họ”, tránh được tình trạng “mình là ngoại lệ”, thoát khỏi tình cảnh “làm cách này” nhưng trình bày “cách khác”.

WB (Ngân hàng Thế giới, 2014) trong một báo cáo riêng về kỹ năng đối với người lao động Việt Nam, còn chi tiết hơn: trên một thang từ 3 tuổi đến hết lớp 12, càng lớn tuổi khả năng hình thành kỹ năng sống càng “mờ” đi, sau lớp 12 là thời kỳ tiếp thu kỹ năng kỹ thuật (nghề nghiệp) tốt hơn.

ILO khuyến cáo các kỹ năng sống cần được rèn luyện từ nhỏ trong trường học.

Vậy, có thể thấy, việc học sinh lớp 3 (khoảng 9 tuổi) rèn luyện kỹ năng giao tiếp không phải là quá sớm.

Học kỹ năng làm việc hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp mà học sinh rèn luyện được từ bài toán “con gà” và các kỹ năng sống khác, cùng với kỹ năng nghề nghiệp tạo thành năng lực làm việc hiệu quả.

Người thợ điện theo chuẩn mực quốc tế trong việc đi dây xanh, dây đỏ làm việc hiệu quả hơn so với người thợ khăng khăng xanh hay đỏ gì thì dây cũng dẫn được điện.

Người lao động tôn trọng trật tự dây chuyền sản xuất làm việc với đồng nghiệp hiệu quả hơn người thợ giỏi tranh cãi về tiềm năng hoán đổi các bước.

Người thuyết trình liệt kê tên người hoặc tên nước theo chuẩn mực A, B, C tránh được rất nhiều xích mích ngoại giao, giúp khán thính giả dễ tiếp nhận, dễ tra cứu và dành được thiện cảm hơn.

Những điều này không hề “dìm hàng” tính sáng tạo, trái lại, nhờ làm chủ chuẩn mực mà việc sáng tạo tốt hơn. Thậm chí sáng tạo cũng có chuẩn mực của nó, khác với “lóe sáng” bất ngờ.

Đến 2015, người lao động Việt Nam kém hiệu quả hiện tại sẽ phải cạnh tranh với người lao động ASEAN đang có hiệu quả cao hơn. Đó cũng là bức tranh khuynh hướng chung về cạnh tranh trên toàn cầu mà các học sinh hiện tại sẽ đối mặt trong tương lai không xa lắm.

Vì vậy, học sinh lớp ba có quyền được giáo viên hướng dẫn xác định loại trình bày nào là hiệu quả trong bài học “con gà”. Nếu không có bài học đó, học sinh thiệt thòi.

Nguồn: Tuoitre.vn

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.