Truyền thanh cơ sở: Nhiều “khoảng trống” cần khỏa lấp!

(Baohatinh.vn) - Truyền thanh cơ sở là kênh không thể thiếu, nhất là đối với việc triển khai nhiệm vụ chính trị các cấp, địa phương. Tuy vậy, tại Hà Tĩnh, hệ thống này nhìn chung vẫn chưa mang lại hiệu quả tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành.

truyen thanh co so nhieu khoang trong can khoa lap

Hệ thống truyền thanh cơ sở mang tiếng nói của các cấp đến tận thôn, tổ dân phổ, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đầu tư nhiều

Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Tĩnh, từ năm 2012-2016, bình quân mỗi năm đã có 4,2 tỷ đồng được đầu tư cho đài truyền thanh cơ sở. Trong đó, có những năm tập trung cao như: Năm 2015 đầu tư 23 đài với kinh phí 6,2 tỷ đồng, năm 2016 đầu tư 34 đài với kinh phí 8,7 tỷ đồng.

Nhờ nguồn lực này mà đến nay, 262/262 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đều đã được đầu tư đài truyền thanh; trong đó có 196 đài truyền dẫn tín hiệu vô tuyến FM, 66 đài truyền dẫn tín hiệu hữu tuyến (có dây) với 3.495 cụm loa, nhiều hơn tổng số thôn, tổ dân phố.

truyen thanh co so nhieu khoang trong can khoa lap

Nhiều năm gần đây, hệ thống truyền thanh cơ sở đã nhận được nhiều nguồn lực hỗ trợ từ các cấp và xã hội hoá.

Với nguồn lực đầu tư đó, hệ thống truyền thanh cơ sở đã phát huy vai trò quan trọng trong triển khai các nhiệm vụ tại địa phương, cơ sở, nhất là với đặc điểm truyền tin tác động trực tiếp, tức thời.

Ông Nguyễn Sỹ Huyền - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) khẳng định: “Đài xã có ban biên tập, có chương trình phát sóng riêng, có 16 cụm loa nên việc thông tin về tình hình địa phương tới người dân rất thuận lợi, nhất là trong đợt bồi thường do sự cố môi trường biển. Hơn nữa, cửa lạch ở chúng tôi rất cạn, tàu thuyền cập bến lúc thời tiết xấu hết sức khó khăn, truyền thanh cơ sở đã giúp cảnh báo an toàn, giúp huy động lực lượng để ứng cứu khi cần thiết”.

Theo nhìn nhận của Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn) - Nguyễn Thị Hằng Ngoan: “Vùng biên giới, địa hình bị chia cắt, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh nên truyền thanh là không thể thiếu. Hệ thống này giúp chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước kịp thời đến với người dân, đồng thời, giúp thực hiện tốt hơn công tác vận động quần chúng”.

truyen thanh co so nhieu khoang trong can khoa lap

Cùng với đài truyền thanh xã, nhiều thôn trong xây dựng nông thôn mới đã đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ phục vụ công tác truyền thanh

Hiệu quả chưa tương xứng

Thực tế hiện nay, hệ thống truyền thanh cơ sở đang chủ yếu tuyên truyền nhiệm vụ chính trị và thông báo thuần túy, còn rất nhiều “khoảng trống” lớn cần được khỏa lấp. “Nhà tôi gần điểm đặt loa phường nên rất khó chịu. Nhà có trẻ nhỏ nên càng bực bội. Mà tôi thấy loa thường nói chuyện thành phố làm được việc này, việc kia, không thấy nội dung gì có ích cho tôi” - bà Nguyễn Thị Thanh (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) cho hay.

Bà Thanh cũng nói: “Tôi thấy nhiều thông tin thiết thực với người dân như an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề phòng trừ dịch bệnh theo mùa như dạo này bệnh mùa hè khá nhiều thì không thấy ai cảnh báo trên loa”.

truyen thanh co so nhieu khoang trong can khoa lap

Hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở đang còn rất nhiều “khoảng trống” lớn cần được khỏa lấp

Tương tự tâm lý của bà Thanh, anh Nguyễn Văn Ngại ở thôn Liên Hải (Thạch Hải, Thạch Hà) cho rằng: “Luật của chúng ta thì ban hành nhiều mà chả mấy khi nghe đài truyền thanh xã nói về luật, trừ những khi xã mời huyện về tuyên truyền. Nhiều luật rất có ý nghĩa với người nông dân, qua đó, nâng cao hiểu biết cho họ, nhất là những người làm chồng như Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, hay như Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, Luật Dân sự… đều không được tuyên truyền trên loa”.

Là phụ nữ vùng biển, chị Nguyễn Thị Mai ở Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) cho hay: “Tôi nghĩ truyền thanh cơ sở cần đầu tư nhiều cho nội dung chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng. Người nông thôn rất thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe, kể cả phụ nữ trong các giai đoạn thai kỳ nên khi mang thai, sinh nở, nhiều chị em phải chịu nhiều hệ lụỵ. Nếu truyền được trên loa về sức khỏe, các giai đoạn cần thăm khám, cách chăm sóc mỗi ngày… thì người dân sẽ được lợi”.

Theo một số người dân thôn Mỹ Hòa, sự cố môi trường biển đã được các cấp chỉ đạo bằng nhiều văn bản nhưng truyền thanh xã vẫn im hơi lặng tiếng, không hề có thông tin cảnh báo bà con hoặc nói cho bà con hay về nước biển, về cá an toàn… Người dân thì cứ thế đồn thổi.

Ngoài những “khoảng trống” trên, hầu hết các đài truyền thanh cơ sở đều không thực hiện được nội dung được nêu tại Chỉ thị 07-CT/TW, ngày 5/9/2016 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới” đó là: “Chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xấu độc, xuyên tạc, góp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở và từ cơ sở”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.