Trẻ xem điện thoại bao lâu là phù hợp?

Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh cần tương tác trực tiếp với cha mẹ, đặc biệt là giao tiếp bằng mắt, để phát triển trí não và học cách đồng cảm.

Một người mẹ có thể cười, thấy thật dễ thương khi con cố “”vuốt“” một bức ảnh trong sách hoặc gõ ngón tay lên áp phích như thể đó là màn hình.

Tuy nhiên, nhà tâm lý học lâm sàng Hong Kong Quratulain Zaidi cho rằng, hành động đó chứng tỏ có điều sâu xa hơn đang diễn ra trong não bộ đứa trẻ, một sự kỳ vọng rằng mọi hành động đều có tác dụng ngay lập tức và mọi tác nhân kích thích đều tạo ra phản ứng nhanh chóng.

Trong tháng này, các nhà nghiên cứu tại đại học California San Francisco (UCSF - Mỹ) báo cáo mối liên hệ giữa thời gian sử dụng thiết bị và tỷ lệ chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) cao hơn ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu dựa trên theo dõi 9.200 trẻ trong hai năm, từ 9-10 tuổi, mới công bố trên tạp chí Sức khỏe vị thành niên.

Kết quả cho thấy, với trẻ nhỏ chơi điện tử một giờ mỗi ngày, tỷ lệ phát triển chứng OCD tăng 13%.

Trẻ xem điện thoại bao lâu là phù hợp?

Nhiều thời gian hơn trên các thiết bị có nghĩa là ít thời gian hoạt động hơn. Ảnh: Shutterstock

Jason Nagata, tác giả chính của nghiên cứu và trợ lý giáo sư nhi khoa tại UCSF cho biết, trẻ dành quá nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử cho biết cảm thấy cần phải chơi nhiều hơn và không thể dừng lại mặc dù đã cố gắng. “Những suy nghĩ xâm nhập về nội dung trò chơi điện tử có thể phát triển thành nỗi ám ảnh hoặc sự ép buộc”, chuyên gia phân tích.

Với các bậc cha mẹ đang nuôi dạy con trong thế giới được định hình bởi công nghệ, điều này đặt ra câu hỏi lớn: Tôi nên cho con xem điện thoại, máy tính trong bao lâu? Các nhóm về nuôi dạy con trên mạng xã hội cũng tràn ngập bình luận về chủ đề này.

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, với trẻ em 2-5 tuổi, thời gian xem điện thoại chỉ nên giới hạn trong một giờ mỗi ngày. Với trẻ 6 tuổi trở lên, cha mẹ có thể xác định lượng thời gian con được phép sử dụng màn hình và giám sát nội dung, phương tiện trẻ sử dụng.

Trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương với màn hình nhất. Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết, trẻ sơ sinh từ 18 tháng tuổi trở xuống không nên tiếp xúc với bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào.

“Kể cả khi em bé không nhìn thẳng vào màn hình, ví dụ, nếu người mẹ vừa cho con bú trên ghế dài vừa xem TV, thì bé vẫn có thể bị kích thích quá mức bởi ánh sáng và âm thanh, điều này có thể gây khó chịu và khó ngủ”", Zaidi nói. Theo cô, có lẽ nhược điểm lớn nhất là thời gian sử dụng thiết bị điện tử gây ra sự mất kết nối giữa cha mẹ và con.

“Trẻ càng tương tác mặt đối mặt với bố mẹ và người lớn khác, đặc biệt là giao tiếp bằng mắt, thì càng tốt cho sự phát triển não bộ”", chuyên gia nói. Nếu sự chú ý của cha mẹ chỉ là màn hình TV hoặc điện thoại, con sẽ bị tước mất sự chú ý đó. Nếu chúng liên tục bị bỏ rơi vì cha mẹ đắm chìm trên không gian mạng, trẻ có thể phát triển các vấn đề hành vi trong tương lai.

Zaidi cho biết, sự tách biệt xã hội đang gia tăng nhanh chóng, khi các tương tác trực tiếp giữa con người với nhau trong nhà đang bị thay thế bởi mối quan hệ với màn hình.

Bà nhấn mạnh, trẻ học các quy tắc của mối quan hệ thông qua trải nghiệm mặt đối mặt thường xuyên. Nhưng khi mạng xã hội chiếm một phần lớn hơn trong cuộc sống của trẻ, có thể tạo ra khó khăn trong ngoại suy các mối quan hệ “”không giới hạn“” trực tuyến với các mối quan hệ thực, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ đó.

Thùy trán của não là khu vực chịu trách nhiệm giải mã và hiểu các tương tác xã hội. Nhờ nó mà ta đồng cảm với người khác, tiếp nhận các tín hiệu phi ngôn ngữ khi nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp và học cách đọc hàng trăm dấu hiệu không lời, như nét mặt, giọng nói... tạo màu sắc và chiều sâu trong mối quan hệ thực, theo chuyên gia.

Theo VNE

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast