"Quái vật" Prince Vladimir chuẩn bị lặn biển

Trong tương lai gần Hải quân Nga sẽ được bổ sung thêm siêu tàu ngầm “Prince Vladimir”, cho phép họ tăng cường hơn nữa sự ảnh hưởng của mình trền thế giới.

Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Korolev trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết rằng, trong tháng 11 này hạm đội Hải quân nước này sẽ nhận được siêu tàu ngầm mới dự án 955A “Borey” – đây là tàu ngầm tên lửa chiến lược được trang bị tên lửa đạn đạo mới của Nga.

quai vat prince vladimir chuan bi lan bien

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới “Prince Vladimir” sẽ hạ thủy trong tháng 11/2017. (Ảnh: Sevmash.ru)

“Trong tương lai gần một tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới với tên gọi “Prince Vladimir” sẽ hạ thủy ở Severodvinsk. Sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 11 này”, vị Tư lệnh nói.

Trước đó theo kế hoạch tàu ngầm này sẽ được hạ thủy vào tháng 8/2017, tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó nên bị hoãn tới thời điểm này. Lý do trì hoãn không được Đô đốc Korolev tiết lộ.

“Prince Vladimir” trở thành con tàu đầu tiên thuộc dự án “Borey-A”. Việc xây dựng tàu ngầm này được bắt đầu vào tháng 7/2012 tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk nằm trên bờ Biển Trắng.

Do sự bất đồng giữa Bộ Quốc phòng Nga và nhà máy đóng tàu Sevmash, quá trình xây dựng đã bị đóng băng trong giai đoạn đầu tiên khoảng 2 năm. Theo kế hoạch tàu ngầm này sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga vào năm 2018.

Trên phiên bản mới này vũ khí được tranh bị mạnh hơn hẳn những phiên bản cũ trước đó. Theo nguồn tin từ các phóng viên của tờ The Diplomat cho biết:

“Các tàu ngầm mới của dự án “Borey-A” sẽ được trang bị thêm 4 ống phóng. Thân của tàu ngầm này với kích thước nhỏ và chúng được trang bị các bộ máy móc phát ra tiếng ồn rất nhỏ và ở hầu hết các hệ thống trên tàu ngầm đều sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay”.

Cũng giống như người tiền nhiệm trước, tàu ngầm mới của dự án này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa R-30 Bulava. Tuy nhiên phiên bản cũ chỉ có thể mang theo 16 tên lửa loại này nhưng trên tàu ngầm mới sẽ được trang bị 20 tên lửa.

Tàu ngầm mới này có khả năng phóng loạt 96-200 đầu đạn hạt nhân di chuyển với tần số siêu cao và sức công phá mỗi đầu đạn khoảng từ 100-150 kiloton.

Trước đó vào tháng 7/2017 tờ báo The Diplomat cũng đã thông báo rằng, đến năm 2025 hạm đội Nga sẽ nhận được 8 tàu ngầm loại này, 3 trong số này thuộc dự án “Borey” và 5 chiếc còn lại thuộc dự án “Borey-A”.

Nhớ lại rằng, vào tuần trước Nga đã tiến hành cuộc tập trận liên quan đến bộ ba hạt nhân chiến lược: Máy bay ném bom, tàu ngầm và Lực lượng tên lửa chiến lược.

Phương tiện truyền thông Nga đã tiết lộ rằng, đích thân Tổng thống Nga Putin đã giám sát và theo dõi vụ phóng thử nghiệm 4 tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Tuyên bố này của Hải quân nga khiến Mỹ vốn đã lo ngại càng trở nên lo lắng hơn. Việc Hải quân Nga được trang bị các tàu ngầm hiện đại hơn các tàu ngầm của Mỹ cùng với đội tàu chiến mạnh mẽ hiệu quả đang đe dọa vị thế của Mỹ.

Thậm chí trong vài năm tới Hải quân Nga còn được bổ sung thêm nhiều tàu chiến và tên lửa hiện đại hơn nữa.

Theo Báo Đất việt

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.