Quan điểm của V.I. Lênin về công tác tư tưởng, lý luận

(Baohatinh.vn) - Là lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp vô sản, V.I. Lênin hết sức coi trọng và đánh giá cao vị trí, vai trò của công tác tư tưởng, lý luận trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng CNXH.

Kỷ niệm 144 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 - 22/4/2014)

Vladimir Ilyich Lenin (1870 - 1924). Ảnh: internet
Vladimir Ilyich Lenin (1870 - 1924). Ảnh: internet

Người coi lý luận cách mạng là điều kiện thiết yếu để hình thành và thúc đẩy phong trào cách mạng cũng như khẳng định vai trò tiên phong của đảng cách mạng: “Không có lý luận thì xu hướng cách mạng mất quyền tồn tại và sớm hay muộn, nhất định sẽ rơi vào tình trạng phá sản về chính trị”.

V.I. Lênin đã chỉ ra: Không thể có một lý luận cách mạng nào ngoài chủ nghĩa Mác cả, chủ nghĩa Mác là lý luận cách mạng duy nhất của giai cấp vô sản. Vì sao chủ nghĩa Mác lại giữ được địa vị độc tôn như vậy đối với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản? Theo Người, trước hết là vì đối với C.Mác, tiêu chuẩn duy nhất của lý luận là phải trung thành với hiện thực, phải diễn đạt và giải thích về mặt lý luận nguyên nhân của cuộc đấu tranh đang diễn ra giữa các giai cấp xã hội và giữa những lợi ích kinh tế.

V.I. Lênin khẳng định rằng, những người cách mạng chân chính hoàn toàn đứng trên cơ sở lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác. Bởi đó là lý luận đầu tiên biến CNXH từ không tưởng trở thành khoa học, tạo cơ sở vững chắc cho CNXH khoa học, vạch rõ con đường, cách thức để phát triển và làm phong phú thêm cho khoa học đó.

Theo V.I. Lênin, nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của công tác tư tưởng là phải truyền bá, giáo dục, đưa học thuyết Mác vào giai cấp công nhân. Học thuyết khoa học và cách mạng đó sẽ giúp giai cấp công nhân hiểu rõ tình cảnh thực sự của mình, tính tất yếu của việc xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột và xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn. Tiếp theo là động viên, phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động trên cơ sở trình độ giác ngộ cách mạng đã được nâng cao.

Người nêu rõ, chủ nghĩa Mác khác tất cả các lý luận khác ở chỗ, nó kết hợp một cách tài tình tính sáng suốt khoa học trong việc phân tích tình hình khách quan và sự tiến hóa khách quan với việc thừa nhận một cách hết sức dứt khoát tác dụng của nghị lực cách mạng, tính sáng tạo cách mạng và tính chủ động cách mạng của quần chúng. Cuối cùng, công tác tư tưởng còn có nhiệm vụ xây dựng cho giai cấp công nhân lòng tin tưởng và tình yêu sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng, tinh thần kiên định biết bảo vệ đến cùng những nhiệm vụ cách mạng của mình, ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt tới mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh...

Để công tác tư tưởng đạt hiệu quả cao, V.I. Lênin đã nêu ra một cách cụ thể, sinh động những biện pháp tổ chức để tiến hành công tác tư tưởng phù hợp với tình hình KT-XH của đất nước, thậm chí của từng địa phương, từng dân tộc, phù hợp với những đối tượng khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp v.v... Một trong những nguyên tắc quan trọng của công tác tư tưởng là phải gắn việc tuyên truyền lý tưởng với việc đem lại những lợi ích thiết thực trong đời sống thường ngày cho quần chúng nhân dân lao động.

V.I. Lênin cũng chỉ ra rằng, xây dựng một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân là một trong những điều kiện quan trong nhất và quyết định nhất để hoàn thành cả công tác lý luận lẫn công tác tư tưởng. Bởi vì, không có lý luận cách mạng thì không thể có đảng cách mạng của giai cấp công nhân; ngược lại, nếu không có đảng cách mạng của giai cấp công nhân thì sẽ không có người tổ chức, lãnh đạo biến lý luận thành hiện thực.

Từ khi ra đời đến nay, quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng bồi dưỡng và đã khẳng định vai trò của công tác tư tưởng, lý luận trong sự nghiệp cách mạng.

Thực hiện nghị quyết các đại hội, hội nghị T.Ư Đảng, lĩnh vực công tác tư tưởng, lý luận đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu mới quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hoạch định đường lối, chính sách. Công cuộc đổi mới đất nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1986 được khởi đầu từ đổi mới tư duy lý luận. Ngày nay, chính công tác tư tưởng, lý luận đang góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Thông qua việc tổng kết thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn của gần 30 năm đổi mới, trình độ lý luận của Đảng ta đã có những bước phát triển. Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một lần nữa được khẳng định một cách đúng đắn, có căn cứ lý luận khoa học cũng như căn cứ thực tiễn sinh động. Nhận thức của Đảng ta về mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng rõ nét, cụ thể hơn. Nhiều vấn đề phức tạp về lý luận và thực tiễn đã có được lời giải đáp một cách thuyết phục.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, công tác tư tưởng, lý luận của chúng ta vẫn có nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất là chưa góp phần xứng đáng, có hiệu quả vào việc củng cố lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên; chưa tiến hành một cách thường xuyên cuộc đấu tranh mạnh mẽ, có luận cứ khoa học, xác đáng, thuyết phục, để chống lại những quan điểm sai trái thù địch. Trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống...

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, từ Đại hội toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001), Đảng ta đã chỉ ra phương hướng chung của công tác tư tưởng, lý luận là: “Khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”. Và cần phải: “đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới, bức xúc nảy sinh từ thực tiễn; từng bước cụ thể hóa, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng; đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng sai trái”...

Để hoàn thành tốt phương hướng trên, rõ ràng, chúng ta cần phải thấm nhuần sâu sắc những quan điểm của V.I. Lênin về công tác tư tưởng, lý luận và vận dụng những quan điểm đó một cách sáng tạo vào thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Đọc thêm

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thăm quê thêm nhớ lời Người!

Thăm quê thêm nhớ lời Người!

Tháng 5, trong rưng rưng thương nhớ, muôn bước chân của người con đất Việt lại hành hương về Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) để được thăm quê hương của Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo phát triển

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các lực lượng, đơn vị tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn - Hà Tĩnh) khắc phục các khó khăn, bất cập, phối hợp thực hiện nhiệm vụ, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Quá trình tiếp tục hoàn thiện sự nghiệp đổi mới đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, vấn đề định hình một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, tất cả vì dân, phục vụ dân, vì sự phát triển của đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng và quán triệt sâu sắc.
Đảng ủy HĐND tỉnh vinh danh các điển hình học và làm theo gương Bác

Đảng ủy HĐND tỉnh vinh danh các điển hình học và làm theo gương Bác

Tại hội nghị vinh danh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tú Anh nhấn mạnh, cần lấy kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW là tiêu chí đánh giá, phân loại tập thể, cá nhân hằng năm, đồng thời làm căn cứ trong quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ.