Quân đội Mỹ hiện diện tại những nơi nào ở Trung Đông?

3 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương hôm 28/1 sau khi một chiếc máy bay không người lái tấn công vào tiền đồn quân sự ở Jordan, được biết đến với tên gọi Tháp 22. Địa điểm này chỉ là một trong nhiều căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông.

Quân đội Mỹ hiện diện tại những nơi nào ở Trung Đông?

Có 2.500 lính Mỹ đồn trú ở Iraq, trải rộng khắp các cơ sở như căn cứ không quân Union III và Ain al-Asad (ảnh). Ảnh: AFP

Mỹ hiện diện ở những nơi nào tại Trung Đông?

Mỹ đã điều hành các căn cứ quân sự trên khắp khu vực Trung Đông trong nhiều thập kỷ. Vào thời kỳ cao điểm, có trên 100.000 lính Mỹ hiện diện ở Afghanistan vào năm 2011 và hơn 160.000 binh sĩ Mỹ ở Iraq năm 2007.

Dù sau khi Washington rút khỏi Afghanistan vào năm 2021, số lượng quân Mỹ đồn trú ở Trung Đông đã giảm đi đáng kể, nhưng vẫn còn khoảng 30.000 lính Mỹ hiện diện rải rác khắp khu vực này. Ngoài ra, kể từ khi xung đột Israel – Hamas nổ ra vào tháng 10/2023, Mỹ đã tạm thời điều thêm hàng nghìn binh sĩ tới khu vực này, bao gồm cả trên tàu chiến.

Căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông đặt tại Qatar, được gọi là Căn cứ Không quân Al Udeid và được xây dựng vào năm 1996. Quân đội Mỹ cũng hiện diện ở các quốc gia khác - bao gồm Bahrain, Kuwait, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Mỹ có khoảng 900 quân ở Syria, đóng tại các căn cứ nhỏ - như mỏ dầu al-Omar và al-Shaddadi, chủ yếu ở phía đông bắc nước này. Washington cũng đặt một tiền đồn nhỏ gần biên giới của Syria với Iraq và Jordan, được gọi là căn cứ Al Tanf.

Tại Iraq, Mỹ có 2.500 binh sĩ đồn trú trải rộng khắp các cơ sở như căn cứ không quân Union III và Ain al-Asad. Tuy nhiên, nhiều cuộc đàm phán đang diễn ra về tương lai của những đội quân này.

Tại sao quân đội Mỹ đồn trú ở khu vực này?

Quân đội Mỹ đóng quân ở Trung Đông vì nhiều lý do khác nhau. Và ngoại trừ Syria, các binh sĩ này hiện diện ở đây với sự cho phép của chính phủ mỗi quốc gia.

Ở một số quốc gia như Iraq và Syria, quân đội Mỹ có mặt để chiến đấu với các phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và hỗ trợ cố vấn cho các lực lượng địa phương. Nhưng họ đã bị các lực lượng do Iran hậu thuẫn tấn công trong nhiều năm qua và đã có hành động đáp trả.

Trong đó, Jordan, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực, có hàng trăm huấn luyện viên Mỹ và họ thường tổ chức các cuộc tập trận rộng rãi quanh năm.

Trong các trường hợp khác, như ở Qatar và UAE, quân đội Mỹ hiện diện để trấn an các đồng minh, tiến hành huấn luyện và được triển khai khi cần thiết trong các hoạt động khu vực.

Trong khi các đồng minh của Washington đôi khi gửi quân đến huấn luyện hoặc làm việc với quân đội Mỹ, không có căn cứ quân sự nước ngoài nào trên lãnh thổ Mỹ.

Tháp 22

Quân đội Mỹ hiện diện tại những nơi nào ở Trung Đông?

Ảnh chụp vệ tinh ngày 12/10/2023 cho thấy căn cứ quân sự của liên minh quốc tế chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ đứng đầu ở Rwaished (Jordan), giáp giới với Syria và Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN

Tháp 22, nơi xảy ra cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm 29/1, có vị trí chiến lược quan trọng ở Jordan, nằm ở điểm cực đông bắc Jordan giáp Syria và Iraq.

Cụ thể, Tháp 22 nằm gần căn cứ Al Tanf, bên kia biên giới với Syria và là nơi đồn trú của số lượng nhỏ quân đội Mỹ. Al Tanf từng là địa điểm chủ chốt trong cuộc chiến chống IS.

Các căn cứ của Mỹ trong khu vực có thường xuyên bị tấn công?

Các căn cứ của Mỹ là những cơ sở được bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm cả hệ thống phòng không bảo vệ khỏi tên lửa hoặc máy bay không người lái.

Các căn cứ của Mỹ tại Qatar, Bahrain, Saudi Arabia, Kuwait thường không bị tấn công.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quân đội Mỹ ở Iraq và Syria thường xuyên bị tấn công. Chỉ từ ngày 7/10/2023, quân đội Mỹ đã bị tấn công hơn 160 lần, khiến khoảng 80 binh sĩ bị thương. Cuộc tấn công vào Tháp 22 hôm 29/1 khiến khoảng 40 người khác bị thương.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đổ lỗi cho các tay súng cực đoan do Iran hậu thuẫn đứng sau vụ tấn công này, tuyên bố sẽ đáp trả. Một nhóm vũ trang ở Iraq cho biết họ đã tấn công các vị trí của Mỹ dọc biên giới Jordan - Syria, trong khi Iran phủ nhận mọi liên quan trực tiếp đến các cuộc tấn công.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Mỹ sẽ triển khai “mọi hành động cần thiết” để bảo vệ các binh lính nước này sau khi xảy ra vụ tấn công trên. Đây là lần đầu tiên quân nhân Mỹ thiệt mạng trong một vụ tấn công tại Trung Đông kể từ khi xung đột Hamas - Israel bùng phát tháng 10/2023. Điều này làm dấy lên lo ngại xung đột leo thang trong khi giao tranh tại Dải Gaza chưa chấm dứt.

Theo baotintuc

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.