Quan hệ đặc biệt Việt - Lào thể hiện ước vọng thiết tha của nhân dân hai nước

Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào thể hiện những ước vọng thiết tha của nhân dân hai nước là đoàn kết, giúp nhau chống kẻ thù chung, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi.

quan he dac biet viet lao the hien uoc vong thiet tha cua nhan dan hai nuoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng

Sáng nay, 18/7, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào.

Tham dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương...

Về phía Lào có, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào Phankham Viphavanh,...

Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, gửi tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em những tình cảm thân thiết và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Tổng Bí thư nêu rõ, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải, cùng uống chung dòng nước Mekong, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ truyền thống thủy chung gắn bó lâu đời, đặc biệt từ khi có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mối quan hệ đó ngày càng mở rộng, phát triển và được nâng lên tầm cao mới.

Với phương châm đầy tính nhân văn và ý nghĩa chính trị sâu sắc, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn “giúp bạn là tự cứu mình”, hai dân tộc luôn kề vai sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, chia ngọt, sẻ bùi, xây đắp nên mối tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, trở thành tài sản vô giá, nguồn lực quý báu và là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự thành công của cách mạng mỗi nước.

Cách đây 55 năm, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn khó khăn, ác liệt, nhưng với những thắng lợi quan trọng cả về chính trị, quân sự, ngoại giao của cách mạng Lào, Hiệp định Geneve năm 1962 về Lào đã được ký kết, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng Lào và Việt Nam.

Với thời cơ và thuận lợi đó, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5/9/1962, là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

Sau khi hai nước được giải phóng hoàn toàn vào năm 1975, để đưa quan hệ hai nước phát triển toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ngày 18/7/1977, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị không gì lay chuyển được giữa nhân dân Việt Nam và Lào, tình đồng chí vĩ đại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được tôi luyện trong mấy chục năm đồng cam cộng khổ cùng chiến đấu, cùng chiến thắng kẻ thù xâm lược, cùng hợp tác và giúp đỡ nhau xây dựng đất nước là truyền thống quý báu, sức mạnh vô địch của hai dân tộc, hai Đảng.

Hiệp ước đó đã trở thành cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để không ngừng củng cố, phát triển quan hệ giữa hai nước, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Nhìn lại chặng đường lịch sử 55 qua, chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc, bởi lẽ đó là mối quan hệ phát triển bền vững, từ quan hệ truyền thống thân thiết trở thành quan hệ đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, cùng với Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanuvong và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước dày công vun đắp.

Đó là mối quan hệ thể hiện những “ước vọng tha thiết” của nhân dân hai nước là đoàn kết, giúp nhau chống kẻ thù chung, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi. Đó là mối quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững, mang tính xuyên suốt trong các giai đoạn lịch sử.

Tổng Bí thư khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng mỗi thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như thành tựu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam đều gắn liền với đoàn kết, sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào.

Trong trái tim của mỗi người Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Việt-Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Tổng Bí thư cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp hiện nay, hai nước đứng trước nhiều vận hội phát triển, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Những bài học của mối quan hệ mẫu mực, những tư tưởng chỉ đạo và nội dung hợp tác nêu trong Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình phát triển của mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào lên tầm cao mới, hai bên cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những thỏa thuận và những mục tiêu chiến lược đã đặt ra “với tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn”.

Theo chinhphu.vn

Chủ đề 55 năm quan hệ VIỆT - LÀO

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.