Vào ngày 11/9 tới, người dân Ethiopia sẽ kỷ niệm thời khắc chuyền giao giữa năm cũ và năm mới. Tuy nhiên, khi quốc gia Đông Phi này bước sang năm mới trong vài tháng nữa thì về mặt kỹ thuật đó sẽ là năm 2017, theo lịch của người Ethiopia.
Vậy lý do khiến Ethiopia, quốc gia đông dân thứ hai ở châu Phi, lại “đi sau” phần lớn thế giới tới bảy năm tám tháng? Và điều đó ảnh hưởng thế nào đến người dân Ethiopia khi họ đang sống trên một hành tinh ngày càng kết nối với nhau? Câu trả lời nằm ở những truyền thống có từ nhiều thế kỷ trước, và ý thức về bản sắc dân tộc.
Tại Ethiopia, năm sinh của Chúa Giêsu được công nhận muộn hơn bảy hoặc tám năm so với lịch Gregorian, hay lịch “phương Tây”, do Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra vào năm 1582.
Theo các chuyên gia, Nhà thờ La Mã đã điều chỉnh cách tính của mình vào năm 500 CN, trong khi Nhà thờ Chính thống Ethiopia chọn cách giữ nguyên niên đại cổ xưa. Do vậy, mặc dù phần lớn phần thế giới tiếp tục áp dụng lịch Gregorian, nhưng Ethiopia vẫn giữ nguyên lịch của riêng mình.
Lịch của Ethiopia được cho có từ hơn 1.500 năm trước. Nó dựa trên hệ Mặt Trời-Mặt Trăng, dài 13 tháng, trong đó 12 tháng kéo dài 30 ngày. Tháng cuối cùng chỉ có năm ngày, hoặc sáu ngày trong năm nhuận.
Năm mới (Enkutatash) tại Ethiopia được tổ chức vào tháng 9, khi hoa Adey Abeba bản địa bung nở. Enkutatash đến vào cuối mùa mưa. Trong khi đó, ngày 1/1 năm mới của lịch Gregorian lại không mang nhiều ý nghĩa đối với Ethiopia bởi nó rơi vào mùa khô.
Khách du lịch đến thăm Ethiopia thường sửng sốt khi biết rằng họ đã “quay ngược thời gian”. Do các doanh nghiệp và trường học quốc tế có trụ sở tại Ethiopia có xu hướng tuân theo lịch Gregorian, nhiều người Ethiopia không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng đồng thời cả lịch truyền thống của Ethiopia và lịch phương Tây.
Ngoài Ethiopia, cũng có một số quốc gia vẫn sử dụng lịch của riêng họ. Như Saudi Arabia có truyền thống ưu tiên lịch Hijri, gồm 12 tháng và 354 ngày, nhưng gần đây đã chấp thuận việc sử dụng lịch Gregorian cho các giao dịch. Trong khi đó, lịch Do Thái là lịch chính thức của Israel.
Không chỉ dùng trong năm mới hay khai trương, lời chúc "phát tài, phát lộc" phiên bản Gen Z còn được ứng dụng trong nhiều dịp khác, mang ý nghĩa tích cực.
Ông Sokusekisai Oyama, được biết đến là “vua mì ăn liền” của Nhật Bản, đã trở thành người nổi tiếng và gây dựng sự nghiệp thành công từ việc ăn mì ăn liền ít nhất một lần một ngày trong hơn ba thập kỷ.
Mỗi ngày ở công ty của Bảo Minh thường chỉ có hai tiếng "làm việc" thực sự bằng cách dùng ChatGPT soạn 8 nội dung để đăng fanpage, 6 tiếng còn lại để xem phim.
19h hàng ngày tại hơn 1.600 siêu thị trên khắp Tây Ban Nha, hàng trăm người trẻ xếp hàng dọc theo lối đi để tìm bắt đầu quá trình tìm đối tượng hẹn hò.
Châu Á được dự báo sẽ là nơi bùng nổ mạnh nhất của "nền kinh tế độc thân" (singles economy), và các doanh nghiệp đang thay đổi để chiếm lấy thị trường béo bở này.
Vừa qua, thế giới đã chứng kiến màn trình diễn đầy dũng cảm và bất ngờ khi bà Manette Baillie, một phụ nữ 102 tuổi đến từ ngôi làng Benhall Green ở phía Đông vùng England, nước Anh, đã thực hiện cú nhảy dù ngoạn mục từ độ cao hơn 2.100 m.
Trung Quốc đã đưa ra một dự thảo luật sửa đổi sẽ giúp các cặp đôi dễ dàng đăng ký kết hôn hơn, trong khi việc nộp đơn xin ly hôn sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ít ai nghĩ rằng, từ một loài côn trùng phổ biến, những con kiến nhỏ bé lại có thể trở thành thú cưng được nhiều người săn lùng, tạo nên một trào lưu nuôi kiến độc đáo ở Việt Nam.
Zhang Sixuan, bé gái 9 tuổi sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã đánh bại một số võ sư kungfu ưu tú nhất thế giới để giành danh hiệu “Ngôi sao võ thuật Thiếu Lâm” tại Đại hội thể thao Thiếu Lâm thế giới năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, luật cấm nuôi chó để giết mổ lấy thịt cũng như phân phối và bán thịt chó hoặc các loại thực phẩm có thành phần thịt chó đã chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc ngày 7/8.
Ban tổ chức đã sắp xếp để làm sao sau khi các vận động viên trở về “làng”, thứ chào đón họ chính là mùi thơm nức khó cưỡng của những chiếc bánh mới ra lò.
Nữ sinh 17 tuổi kiện chính quyền thành phố Sapporo, Nhật Bản vì ngôi trường em theo học không có biện pháp giải quyết việc bắt nạt học đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của em.
Công trình khổng lồ thời Liên Xô – một cây cầu trọng lượng 60 tấn đã biến mất khỏi Vùng Ryazan của Nga. Cơ quan chức năng Nga đang điều tra vụ trộm cây cầu đường sắt kim loại này.
Khi kiểm tra, các nhân viên hải quan đã phát hiện trong các túi quần của nghi phạm có 6 túi vải chứa rắn sống với đủ loại hình dạng, kích cỡ và màu sắc.