Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, luật cấm nuôi chó để giết mổ lấy thịt cũng như phân phối và bán thịt chó hoặc các loại thực phẩm có thành phần thịt chó đã chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc ngày 7/8.
Với việc thực thi luật, Chính phủ Hàn Quốc sẽ triển khai các gói hỗ trợ cho những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan, bao gồm các trang trại nuôi chó lấy thịt và các nhà hàng bán thịt chó.
Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA), tổng cộng có 5.625 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi luật này đủ điều kiện nhận hỗ trợ của nhà nước.
Theo văn bản thực thi luật được ban hành ngày 7/8, MAFRA sẽ bồi thường số tiền tương đương giá trị các tài sản liên quan đến trang trại nuôi chó hoặc lò giết mổ. Chi phí phá dỡ cơ sở cũng được nhà nước đền bù. Số tiền này sẽ được chính phủ xác định sớm nhất là vào cuối tháng này.
Đối với các nhà phân phối sản phẩm thịt chó hoặc chủ nhà hàng, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) sẽ bồi thường chi phí đóng cửa nếu được chính phủ chấp thuận.
Những người chăn nuôi chó muốn chuyển đổi hoạt động kinh doanh có thể tìm kiếm nguồn tài trợ của nhà nước để cải tạo cơ sở kinh doanh, cũng như các dịch vụ do nhà nước tài trợ, tư vấn và đào tạo.
Theo luật, một ủy ban chuyên trách chấm dứt việc tiêu thụ thịt chó sẽ được thành lập. Ủy ban do Thứ trưởng MAFRA Park Beom Su làm chủ tịch, với số thành viên tối đa 25 người, bao gồm các đại diện chính phủ, người chăn nuôi chó, những người ủng hộ quyền động vật và các chuyên gia.
Luật sẽ có hiệu lực đầy đủ vào tháng 2/2027, sau thời gian ân hạn 2 năm rưỡi.
Khi luật có hiệu lực đầy đủ, những người vi phạm quy định giết chó để lấy thịt sẽ phải đối mặt với mức án tù lên tới 3 năm hoặc khoản tiền phạt 30 triệu won (21.800 USD), trong khi những người nuôi chó để lấy thịt hoặc bán thịt chó có thể bị phạt tới 2 năm tù hoặc bị phạt 20 triệu won.
Luật trên đã có hiệu lực một phần sau khi được ban hành tại Hàn Quốc vào tháng 2 vừa qua, ban đầu cấm thành lập mới các trang trại nuôi chó lấy thịt, theo đó áp dụng hình phạt lên tới 3 triệu won đối với những người vi phạm.
Không chỉ dùng trong năm mới hay khai trương, lời chúc "phát tài, phát lộc" phiên bản Gen Z còn được ứng dụng trong nhiều dịp khác, mang ý nghĩa tích cực.
Ông Sokusekisai Oyama, được biết đến là “vua mì ăn liền” của Nhật Bản, đã trở thành người nổi tiếng và gây dựng sự nghiệp thành công từ việc ăn mì ăn liền ít nhất một lần một ngày trong hơn ba thập kỷ.
Mỗi ngày ở công ty của Bảo Minh thường chỉ có hai tiếng "làm việc" thực sự bằng cách dùng ChatGPT soạn 8 nội dung để đăng fanpage, 6 tiếng còn lại để xem phim.
19h hàng ngày tại hơn 1.600 siêu thị trên khắp Tây Ban Nha, hàng trăm người trẻ xếp hàng dọc theo lối đi để tìm bắt đầu quá trình tìm đối tượng hẹn hò.
Châu Á được dự báo sẽ là nơi bùng nổ mạnh nhất của "nền kinh tế độc thân" (singles economy), và các doanh nghiệp đang thay đổi để chiếm lấy thị trường béo bở này.
Vừa qua, thế giới đã chứng kiến màn trình diễn đầy dũng cảm và bất ngờ khi bà Manette Baillie, một phụ nữ 102 tuổi đến từ ngôi làng Benhall Green ở phía Đông vùng England, nước Anh, đã thực hiện cú nhảy dù ngoạn mục từ độ cao hơn 2.100 m.
Trung Quốc đã đưa ra một dự thảo luật sửa đổi sẽ giúp các cặp đôi dễ dàng đăng ký kết hôn hơn, trong khi việc nộp đơn xin ly hôn sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ít ai nghĩ rằng, từ một loài côn trùng phổ biến, những con kiến nhỏ bé lại có thể trở thành thú cưng được nhiều người săn lùng, tạo nên một trào lưu nuôi kiến độc đáo ở Việt Nam.
Zhang Sixuan, bé gái 9 tuổi sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã đánh bại một số võ sư kungfu ưu tú nhất thế giới để giành danh hiệu “Ngôi sao võ thuật Thiếu Lâm” tại Đại hội thể thao Thiếu Lâm thế giới năm nay.
Ban tổ chức đã sắp xếp để làm sao sau khi các vận động viên trở về “làng”, thứ chào đón họ chính là mùi thơm nức khó cưỡng của những chiếc bánh mới ra lò.
Nữ sinh 17 tuổi kiện chính quyền thành phố Sapporo, Nhật Bản vì ngôi trường em theo học không có biện pháp giải quyết việc bắt nạt học đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của em.
Công trình khổng lồ thời Liên Xô – một cây cầu trọng lượng 60 tấn đã biến mất khỏi Vùng Ryazan của Nga. Cơ quan chức năng Nga đang điều tra vụ trộm cây cầu đường sắt kim loại này.
Khi kiểm tra, các nhân viên hải quan đã phát hiện trong các túi quần của nghi phạm có 6 túi vải chứa rắn sống với đủ loại hình dạng, kích cỡ và màu sắc.