Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ hai lần bị phạt chạy quá tốc độ

Bộ trưởng Nitin Gadkari nói rằng ngày càng có nhiều camera giao thông nên không ai có thể chạy thoát, thừa nhận bản thân ông từng hai lần vi phạm.

Ông Nitin Gadkari một lần nữa đưa ra cảnh báo về vấn đề thiếu kỷ luật giao thông ở Ấn Độ, coi đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vị Bộ trưởng nhấn mạnh rằng ngày càng có nhiều thiết bị phát hiện và ghi nhận vi phạm tại Ấn Độ nên không ai có thể chạy thoát.

Ông chia sẻ trải nghiệm cá nhân, tiết lộ rằng xe của ông đã bị phạt hai lần ở Mumbai vì chạy quá tốc độ. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù vượt quá tốc độ là tình trạng thường bị chỉ trích nhiều, nhưng việc không đi đúng làn đường mới là vấn đề nghiêm trọng hơn trên các con đường ở Ấn Độ.

Camera giám sát trên một đường cao tốc ở Ấn Độ. Ảnh: Trafficinfratech
Camera giám sát trên một đường cao tốc ở Ấn Độ. Ảnh: Trafficinfratech

Theo Gadkari, tốc độ không tự nó nguy hiểm nếu đi kèm với lái xe có kỷ luật, như đã được chứng minh ở nhiều quốc gia phát triển nơi xe chạy nhanh nhưng an toàn. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, việc không tuân thủ các quy tắc giao thông cơ bản như sử dụng làn đường làm tăng nguy cơ tai nạn.

"Không phải tốc độ mà chính sự hỗn loạn do lái xe thiếu kỷ luật mới làm cho các con đường của chúng ta trở nên nguy hiểm", Gadkari giải thích.

Ông Gadkari nhấn mạnh cần phải giáo dục người dân Ấn Độ, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật giao thông. Ông gợi ý rằng việc rèn luyện kỷ luật giao thông từ khi còn nhỏ có thể cải thiện đáng kể văn hóa lái xe của quốc gia này. "Ngay cả trẻ em cũng nên được nâng cao nhận thức về quy tắc giao thông để tạo ra sự thay đổi hành vi lâu dài", ông nói.

Một ôtô chạy ngược chiều tại Ấn Độ. Ảnh: TOI
Một ôtô chạy ngược chiều tại Ấn Độ. Ảnh: TOI

Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Ấn Độ đã lắp đặt camera trên các tuyến đường để giám sát và xử phạt các vi phạm. Gadkari kêu gọi các nhà lập pháp làm gương và tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức trong khu vực của họ để thúc đẩy văn hóa lái xe an toàn.

Thiếu kỷ luật làn đường là một trong những yếu tố chính trong thống kê tai nạn giao thông đáng lo ngại của Ấn Độ. Những hành vi như lái xe ngược chiều và chuyển làn không có tín hiệu không chỉ gây nguy hiểm cho người vi phạm mà còn đe dọa sự an toàn của những người tham gia giao thông khác.

vnexpress.net

Đọc thêm

Bi kịch tuổi già tại Nhật Bản: Những người phụ nữ muốn ở tù

Bi kịch tuổi già tại Nhật Bản: Những người phụ nữ muốn ở tù

Các phòng đều chật kín những người già, tay nhăn nheo và lưng còng. Họ lê bước chậm rãi xuống hành lang, một số người dùng xe vịn đi. Nhân viên giúp họ tắm rửa, ăn uống, đi lại và uống thuốc. Nhưng đây không phải là viện dưỡng lão, mà là nhà tù lớn nhất Nhật Bản dành cho phụ nữ lớn nhất.
Nghề khen người lạ

Nghề khen người lạ

Người đàn ông 43 tuổi biệt danh Uncle Praise (ông chú khen ngợi), đã kiếm sống trên đường phố Tokyo suốt ba năm qua bằng việc liên tục tán dương người khác.
Nghề cắt mí, sửa môi cho cá

Nghề cắt mí, sửa môi cho cá

Nhỏ vài giọt dung dịch gây mê vào chậu nước, đợi chú cá rồng ngất đi, anh Hà Nguyên Hoàng mới nhẹ nhàng vớt lên "bàn mổ" là tấm bạt được trải sẵn.
Lợi thế của người đẹp trai

Lợi thế của người đẹp trai

Nghiên cứu ghi nhận, phụ nữ hào phóng hơn với những người đàn ông có khuôn mặt hấp dẫn, giọng nói lôi cuốn và thể hiện sự quan tâm đến họ.
Ăn cưới đắt đỏ

Ăn cưới đắt đỏ

Bước vào cửa khách sạn tổ chức tiệc cưới của bạn, Thùy Chi hơi sững người vì mức độ sang trọng nên lén bóc phong bì bỏ thêm 500.000 đồng tiền mừng.
Những người đi làm như thất nghiệp

Những người đi làm như thất nghiệp

Mỗi ngày ở công ty của Bảo Minh thường chỉ có hai tiếng "làm việc" thực sự bằng cách dùng ChatGPT soạn 8 nội dung để đăng fanpage, 6 tiếng còn lại để xem phim.