Cô dâu bị nghi ngờ là AI vì quá đẹp

TVideo lễ cưới của một cô dâu người Hồi ở Cam Túc gây bão mạng xã hội bởi nhiều người nghĩ nhan sắc "đẹp như tranh vẽ" của cô bị nghi là sản phẩm của công nghệ AI.

Trong lễ cưới, cô dâu Ma Xiaoqing, 25 tuổi, mặc lễ phục truyền thống người Hồi gây ấn tượng với làn da mịn màng, gương mặt cân đối, sống mũi cao, mắt sâu.

Nhiều người bình luận "Đây chắc chắn là gương mặt AI hoán đổi", "Ngay cả hotgirl triệu follow cũng không dám 'ảo' đến thế".

Trong video, cô dâu thay 7 bộ trang phục cưới nhưng biểu cảm gần như không thay đổi. Một số người dùng mạng tua chậm từng khung hình, phát hiện các chi tiết bất thường như bóng tai và phản chiếu đồng tử, một dấu hiệu thường thấy của công nghệ deepfake (làm giả).

Sự việc khiến mạng xã hội bước vào "cơn sốt giám định nhan sắc" và chia thành hai phe. "Phe kỹ thuật" khăng khăng không có bằng chứng thì không có sự thật, đòi cô dâu livestream tẩy trang để chứng minh.

"Phe nhan sắc" đào lại ảnh cũ của gia đình cô dâu để ủng hộ "gene di truyền mới là AI mạnh nhất".

Cô dâu và chú rể. Ảnh: Worldjournal
Cô dâu và chú rể. Ảnh: Worldjournal

Trước luồng nghi ngờ, người thân của cô dâu, anh họ Shanshan khẳng định gia đình nhiều đời theo đạo Hồi, vốn cấm phẫu thuật thẩm mỹ và trang điểm đậm. Anh công bố ảnh tốt nghiệp cấp ba của Xiaoqing với gương mặt mộc giống hệt hiện tại, cùng ảnh mẹ, dì và bà ngoại cô đều có đường nét sắc sảo.

Vẻ đẹp của cô dâu Ma. Ảnh: Worldjournal
Vẻ đẹp của cô dâu Ma. Ảnh: Worldjournal

Bước ngoặt xảy ra vào ngày 28/4, khi ê-kíp cô dâu đăng tải đoạn video 3 phút ghi lại hình ảnh Ma Xiaoqing mặt mộc hoàn toàn. Trên màn hình, làn da cô vẫn căng mịn không tì vết. Cô còn thực hiện hàng loạt biểu cảm như che miệng cười, làm mặt quỷ.

Ở cuối video, cô chớp mắt nhìn thẳng vào ống kính nói: "Cảm ơn mọi người đã chứng kiến hạnh phúc của tôi, cũng xin hãy tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên của mỗi cô gái".

Ảnh cô dâu ngày học cấp ba. Ảnh: Worldjournal
Ảnh cô dâu ngày học cấp ba. Ảnh: Worldjournal

Sau đoạn video, nhiều ý kiến chuyển từ hoài nghi sang khen ngợi.

Tuy nhiên, sự việc một lần nữa làm dấy lên lo ngại về việc lạm dụng AI trong giả mạo danh tính. Theo CCTV, chỉ trong nửa năm 2024, các vụ lừa đảo bằng công nghệ hoán đổi khuôn mặt đã gây thiệt hại hơn một tỷ nhân dân tệ.

Các chuyên gia cảnh báo đạo đức công nghệ đang bị đe dọa khi AI phát triển quá nhanh, vượt tầm kiểm soát của pháp luật.

vnexpress.net

Đọc thêm

Lợi thế của người hay quên

Lợi thế của người hay quên

Tính hay quên gây ra nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra đặc điểm này cũng có những lợi ích nhất định.
Bi kịch tuổi già tại Nhật Bản: Những người phụ nữ muốn ở tù

Bi kịch tuổi già tại Nhật Bản: Những người phụ nữ muốn ở tù

Các phòng đều chật kín những người già, tay nhăn nheo và lưng còng. Họ lê bước chậm rãi xuống hành lang, một số người dùng xe vịn đi. Nhân viên giúp họ tắm rửa, ăn uống, đi lại và uống thuốc. Nhưng đây không phải là viện dưỡng lão, mà là nhà tù lớn nhất Nhật Bản dành cho phụ nữ lớn nhất.
Nghề khen người lạ

Nghề khen người lạ

Người đàn ông 43 tuổi biệt danh Uncle Praise (ông chú khen ngợi), đã kiếm sống trên đường phố Tokyo suốt ba năm qua bằng việc liên tục tán dương người khác.
Nghề cắt mí, sửa môi cho cá

Nghề cắt mí, sửa môi cho cá

Nhỏ vài giọt dung dịch gây mê vào chậu nước, đợi chú cá rồng ngất đi, anh Hà Nguyên Hoàng mới nhẹ nhàng vớt lên "bàn mổ" là tấm bạt được trải sẵn.
Lợi thế của người đẹp trai

Lợi thế của người đẹp trai

Nghiên cứu ghi nhận, phụ nữ hào phóng hơn với những người đàn ông có khuôn mặt hấp dẫn, giọng nói lôi cuốn và thể hiện sự quan tâm đến họ.
Ăn cưới đắt đỏ

Ăn cưới đắt đỏ

Bước vào cửa khách sạn tổ chức tiệc cưới của bạn, Thùy Chi hơi sững người vì mức độ sang trọng nên lén bóc phong bì bỏ thêm 500.000 đồng tiền mừng.
Những người đi làm như thất nghiệp

Những người đi làm như thất nghiệp

Mỗi ngày ở công ty của Bảo Minh thường chỉ có hai tiếng "làm việc" thực sự bằng cách dùng ChatGPT soạn 8 nội dung để đăng fanpage, 6 tiếng còn lại để xem phim.