Để giúp trang trải chi phí tái định cư khoảng 10.000 cư dân khỏi những ngôi nhà có nguy cơ biến mất do mực nước biển dâng và lũ lụt, đảo quốc Nauru xa xôi ở Thái Bình Dương lựa chọn “bán hộ chiếu”.
Một góc quốc đảo Nauru. Ảnh: Getty Images
Tổng thống Nauru David Adeang đang tìm cách huy động 65 triệu USD ban đầu cho dự án phát triển thị trấn, trang trại và nơi làm việc mới. Theo kế hoạch, khoảng 90% dân số đảo quốc sẽ được tái định cư đến khu vực này.
Công dân nước ngoài phải trả tối thiểu 140.500 USD để sở hữu hộ chiếu Nauru. Khi mang hộ chiếu Nauru, họ sẽ được miễn thị thực đến Anh, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).
Tổng thống Adeang chia sẻ: "Khi thế giới đang tranh luận về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng tôi phải chủ động để đảm bảo tương lai của quốc gia. Chúng tôi sẽ không đợi sóng biển cuốn trôi nhà cửa và cơ sở hạ tầng của mình".
Theo Nhóm nghiên cứu về thay đổi mực nước biển của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), Nauru phải đối mặt với tình trạng gia tăng đáng kể lũ lụt cực đoan trong những thập kỷ tới.
Theo dữ liệu của NASA, khoảng thời gian chịu lũ lụt ở Nauru, khi mực nước cao hơn tối thiểu 0,5m so với chuẩn mực, là 8 ngày từ năm 1975 đến năm 1984 và 146 ngày từ năm 2012 đến năm 2021.
Nguy cơ lũ lụt lớn gia tăng có thể đe dọa gây ngập các khu dân cư ven biển, tòa nhà chính phủ và sân bay duy nhất của quốc đảo này, vốn có đường băng nằm cạnh biển.
Chỉ riêng việc bán hộ chiếu sẽ không thể đáp ứng đủ chi phí cho sáng kiến tái định cư của Nauru, được đưa ra lần đầu vào năm 2019. Giai đoạn đầu tiên trị giá 65 triệu USD đang được tiến hành để giải phóng khoảng 10 ha đất, nơi từng là địa điểm khai thác phốt phát trong khoảng một thế kỷ, từ đầu những năm 1900.
GDP bình quân đầu người của Nauru giảm mạnh khi trữ lượng phốt phát của nước này cạn kiệt, dẫn đến một loạt nỗ lực của chính phủ nhằm tạo ra nguồn thu mới.
Nauru đã nhận được đơn đăng ký từ những địa điểm bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Mỹ, Pakistan và Anh...
Các phòng đều chật kín những người già, tay nhăn nheo và lưng còng. Họ lê bước chậm rãi xuống hành lang, một số người dùng xe vịn đi. Nhân viên giúp họ tắm rửa, ăn uống, đi lại và uống thuốc. Nhưng đây không phải là viện dưỡng lão, mà là nhà tù lớn nhất Nhật Bản dành cho phụ nữ lớn nhất.
Người đàn ông 43 tuổi biệt danh Uncle Praise (ông chú khen ngợi), đã kiếm sống trên đường phố Tokyo suốt ba năm qua bằng việc liên tục tán dương người khác.
Dự án thuốc kéo dài tuổi thọ cho chó do Công ty Loyal của Mỹ nghiên cứu đang được kỳ vọng có thể là bước ngoặt giúp các nhà khoa học biết cách kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh cho cả con người.
Cụm từ "chill guy" hay được gọi "anh chàng/cô nàng thư giãn" đang phủ sóng trên các nền tảng mạng xã hội. Chỉ riêng trên TikTok đã có gần 500.000 bài đăng có từ khóa này.
Nặng 8 gram và có kích thước tương tự một đồng euro, đồng xu khắc chân dung Brutus được miêu tả là “một mảnh ghép lịch sử” đánh dấu giai đoạn cuối cùng của nền Cộng hòa La Mã.
Không chỉ dùng trong năm mới hay khai trương, lời chúc "phát tài, phát lộc" phiên bản Gen Z còn được ứng dụng trong nhiều dịp khác, mang ý nghĩa tích cực.
Ông Sokusekisai Oyama, được biết đến là “vua mì ăn liền” của Nhật Bản, đã trở thành người nổi tiếng và gây dựng sự nghiệp thành công từ việc ăn mì ăn liền ít nhất một lần một ngày trong hơn ba thập kỷ.
Mỗi ngày ở công ty của Bảo Minh thường chỉ có hai tiếng "làm việc" thực sự bằng cách dùng ChatGPT soạn 8 nội dung để đăng fanpage, 6 tiếng còn lại để xem phim.
19h hàng ngày tại hơn 1.600 siêu thị trên khắp Tây Ban Nha, hàng trăm người trẻ xếp hàng dọc theo lối đi để tìm bắt đầu quá trình tìm đối tượng hẹn hò.