Quốc hội thông qua dự thảo Luật Đường bộ với tỷ lệ tán thành 94,46%

Với 447 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 91,98%), sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua dự thảo Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Sáng nay, 27/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả cho thấy có 447 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 91,98%).

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đường bộ.

Không bổ sung tiêu chuẩn riêng đường tốc độ cao

Trước khi thông qua Luật Đường bộ trên, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ.

Theo đó, về các hành vi bị nghiêm cấm (điều 7), Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát quy định của Bộ luật Hình sự và nhận thấy Điều 7 dự thảo Luật Đường bộ và điều 9 dự thảo Luật Trật tư an toàn giao thông đường bộ đã thể hiện đầy đủ các hành vi cấu thành “tội cản trở giao thông đường bộ” tại điều 261 của Bộ luật Hình sự.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ nội dung này như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

Về cấp kỹ thuật của đường bộ (điều 10), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung đường tốc độ cao để bao quát hết tất cả các loại đường và tổ chức giao thông phù hợp.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để xác định bổ sung một loại cấp kỹ thuật đường bộ cần xem xét, đánh giá kỹ và cần xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Mặt khác, đường cấp I đã có thiết kế tối đa tới 120 km/h. Tham khảo quy định của một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy không quy định và không có tiêu chuẩn riêng cho đường tốc độ cao.

“Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung cấp đường này trong dự thảo luật,” Chủ nhiệm Lê Tấn Tới thông tin.

Đối với quy định về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ (điều 12), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc quy định cụ thể tỷ lệ đất dành cho đường bộ trong đô thị cần phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị; phải xem xét trên cơ sở đánh giá toàn diện quỹ đất dành cho các lĩnh vực giao thông khác (đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không).

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý Điều 12 trên phù hợp với Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/02/2022 của Bộ Chính trị; bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp thực tiễn từng giai đoạn phát triển và tính đặc thù của các loại đô thị.

Về sử dụng hành lang an toàn đường bộ (điều 16), khoản 2, khoản 3, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung cụ thể các hoạt động cá nhân được thực hiện trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng việc sử dụng đất trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ cần tuân thủ và thống nhất với quy định của Luật Đất đai. Theo đó, tại khoản 3 điều 16 dự thảo luật đã quy định trường hợp đất hành lang an toàn đường bộ chưa được thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai và phải đáp ứng quy định tại khoản 2 điều này.

Cần tiếp tục nghiên cứu phí giao thông nội đô

Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cũng nhấn mạnh tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về phạm vi bảo vệ trên không và phía dưới đường bộ (điều 17), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý khoản 2 Điều 17; chỉ đạo rà soát quy định của Luật Điện lực và thấy rằng, tại khoản 5 dự thảo Luật Đường bộ và khoản 5 điều 51 của Luật Điện lực quy định chiều cao của dây dẫn điện đi trên đường bộ chưa thống nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung này theo hướng không quy định cụ thể chiều cao tối thiểu của đường dây dẫn điện đi trên đường bộ và giao Chính phủ quy định chi tiết; chỉ đạo bổ sung khoản 4 điều 84 dự thảo Luật quy định sửa đổi khoản 5, bổ sung khoản 5a điều 51 của Luật Điện lực và đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá tác động để kiến nghị quy định cụ thể trong dự thảo Luật Điện lực trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.

Về hoạt động vận tải đường bộ (điều 56), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung loại hình xe 4 bánh có gắn động cơ vào khoản 5 và các khoản có liên quan tại điều 56. Dự thảo luật đã quy định loại hình xe hợp đồng và xe du lịch thành loại hình xe hợp đồng do hai loại hình này có đặc điểm, tính chất tương đồng về tổ chức vận tải; có phạm vi hoạt động, đối tượng phục vụ và hình thức giao kết hợp đồng giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải tương tự nhau.

“Khi quy định chung 2 loại hình này thành xe hợp đồng thì vẫn được ưu tiên hoạt động tại các khu vực, điểm du lịch, vận chuyển khách du lịch như quy định hiện hành,” Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nhấn mạnh.

Đối với ý kiến đề nghị quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các quy định cụ thể sẽ do Chính phủ quy định chi tiết và thực tiễn hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo luật trình Quốc hội thông qua.

Đối với phí giao thông nội đô, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định phí giao thông nội đô áp dụng đối với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định hạn chế sự phát triển quá mức của phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị. Cùng với đó là bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tăng cường hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ và hệ thống giao thông công cộng trong các đô thị.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng. Vì vậy, cơ quan này đề nghị Quốc hội chưa quy định nội dung này trong dự thảo luật,” Chủ nhiệm Lê Tấn Tới thông tin thêm./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Chúc Tết Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn Quân khu 4 tiếp tục quan tâm, giúp đỡ tỉnh trong công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; an sinh xã hội.
Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.
Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị tiền bối của Đảng và anh hùng, liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.