Trung Quốc bán công nghệ tên lửa tiên tiến cho Pakistan

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh đã bán công nghệ tên lửa đạn đạo tiên tiến cho Pakistan, dù thời điểm chuyển giao chưa được tiết lộ.

Công nghệ tiên tiến mà Trung Quốc mời chào Pakistan là hệ thống giám sát quang học phức tạp, thu được các hình ảnh có độ phân giải cao và có khả năng thu thập các dữ liệu hữu ích về quỹ đạo, trạng thái của tên lửa cũng như đầu đạn.

trung quoc ban cong nghe ten lua tien tien cho pakistan

Công nghệ mà Trung Quốc mời chào đặc biệt hữu ích đối với tên lửa mang nhiều đầu đạn, tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV) của Pakistan. Ảnh: Sputnik

Theo tờ Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, công nghệ của Trung Quốc có thể trợ giúp Islamabad phát triển tên lửa nhiều đầu đạn. Công nghệ mà Bắc Kinh mời chào Islamabad còn gồm cả camera có khả năng theo dõi nhiều đầu đạn cùng một lúc, và điều này đặc biệt hữu ích đối với tên lửa mang được nhiều đầu đạn, tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV) của Pakistan.

Theo Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ, hồi tháng 3 năm ngoái, Pakistan đã lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo Ababeel có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ababeel được đánh giá là MIRV đầu tiên của Nam Á.

Theo thông tin từ hiệp hội kiểm soát vũ khí cập nhật trong tháng này, Pakistan vẫn chưa ký hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ước tính, Pakisstan có khoảng 130 đến 140 đầu đạn hạt nhân.

Việc Trung Quốc bán công nghệ tên lửa tiên tiến cho Pakistan diễn ra trong bối cảnh tháng 1/2018, Ấn Độ thông báo đã phóng thành công Agni-V, tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn 5.000 km, mang được đầu đạn hạt nhân. Tên lửa được đánh giá đủ sức vươn đến bất cứ đâu trên lãnh thổ Trung Quốc.

Trong khi những tên lửa mang được một đầu đạn của Ấn Độ lớn hơn và có tầm bắn xa hơn, Pakistan lại tập trung phát triển tên lửa mang được nhiều đầu đạn, tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV).

Ấn Độ và Pakistan thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ ở biên giới. Ngoài ra, cả hai vẫn đang tiếp tục so kè trong phát triển tên lửa và hạt nhân. Trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ lại xem nhau như đối thủ trong khu vực và cũng có đụng độ vì vấn đề biên giới./.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast