Mỹ kêu gọi hành động toàn cầu chống khủng bố

Kết thúc hội nghị Nhà Trắng với sự tham dự của bộ trưởng hơn 60 quốc gia trên thế giới tại Mỹ, Tổng thống Barack Obama ngày 19-2 kêu gọi một hành động toàn cầu chống lại các nhóm phiến quân bạo lực giữa những cảnh báo rằng thế giới đang đứng trước "một cuộc chiến mới chống kẻ thù mới".

Mỹ kêu gọi hành động toàn cầu chống khủng bố ảnh 1

Tổng thống Mỹ Obama tại hội nghị Nhà Trắng - Ảnh: AFP

AFP dẫn lời ông Obama cam kết Washington sẽ là "một đối tác mạnh mẽ" trong việc trợ giúp xóa sổ các nhóm bạo lực như tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Ông Obama kêu gọi chính phủ các nước phải "không dao động trong cuộc chiến của chúng ta chống lại các tổ chức khủng bố". Đồng thời Tổng thống Mỹ cũng cam kết làm việc với các quốc gia như Yemen và Somalia để "ngăn chặn tình trạng không chính phủ mà các tổ chức khủng bố có thể lợi dụng để tìm nơi trú ấn".

Ngoài ra ông Obama cũng liệt kê một danh sách các ưu tiên giúp chống lại các tư tưởng sai lệch của các tổ chức như IS và Al-Qaeda. Dưới đây là một số liệt kê trong danh sách trên:

- Chính phủ các nước phải tăng cường hợp tác chống lại các phiến quân nước ngoài

- Các quốc gia phải chấm dứt các căng thẳng và xung đột sắc tộc, điển hình là Syria

- Các cường quốc phải giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại chứ không phải chiến tranh

- Thúc đẩy dân chủ và bầu cử tự do

- Mở rộng cơ hội giáo dục cho tất cả, đặc biệt là phụ nữ,...

AFP nhận định ông Obama thách thức các quốc gia trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố là nhằm chuẩn bị cho việc trình bày các ý tưởng về một kế hoạch các hướng đi sắp tới tai Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 tới.

Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thừa nhận hầu hết các công việc nhằm ngăn chặn cực đoan đều được thực hiện "không phô trương" trong trường học, cộng đồng và trên đường phố.

"Lực lượng quân sự không thôi thì không thể giành chiến thắng. Hôm nay chúng ta đang đứng trước một cuộc chiến tranh mới chống kẻ thù mới. Chiến trường rất khác nhau và do đó chúng ta cần vũ khí mới để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù" - ông Kerry khẳng định.

Các nhà quan sát cho biết khoảng 20.000 các tay súng người nước ngoài đã rời quê hương của họ để gia nhập các tổ chức cực đoan trong những năm gần đây. Riêng trong năm 2012 có khoảng 4.000 tay súng có xuất thân từ tây Âu.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.