Quy định về thành lập, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.

Quyết định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức sau: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban công tác.

Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.

Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.

Các trường hợp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành

Quyết định nêu rõ, thành lập tổ chức phối hợp liên ngành khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ; khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.

Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức phối hợp liên ngành

Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành. Bên cạnh đó, chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.

Thành phần tổ chức phối hợp liên ngành

Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.

Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm: Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên.

Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu gồm: Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ của cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương.

Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức danh, chức vụ thấp hơn quy định trên hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ cấu thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành.

Quyết định nêu rõ, các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Quyết định cũng nêu rõ trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành bao gồm: Đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thẩm định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thẩm tra thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; kiện toàn, tổ chức lại và giải thể tổ chức phối hợp liên ngành. Đồng thời, nêu rõ chế độ làm việc; trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành; trách nhiệm của thành viên; chế độ thông tin, báo cáo; kinh phí hoạt động.

Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành

Theo Quyết định, Bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Các tài liệu quy định; ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nội vụ; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.

Về chế độ thông tin, báo cáo, tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động.

Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu thì người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động.

Định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm, cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành báo cáo tình hình hoạt động gửi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định nêu rõ, kinh phí họat động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2023.

Theo VGP News

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...