Quy trình 5 bước bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Quy định 105 của Bộ Chính trị quy định cụ thể trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp quản lý.

Theo đó, căn cứ nhu cầu công tác, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc Trung ương (TƯ), ban thường vụ hoặc ban chấp hành đảng bộ các tỉnh, thành phố, các đảng ủy trực thuộc TƯ trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ đề nghị bổ nhiệm.

Đối với việc phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân phải xin chủ trương của Bộ Chính trị trước khi làm quy trình. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định về chủ trương trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị.

Về đề xuất nhân sự cụ thể sau khi được cấp trên đồng ý về chủ trương, với nguồn nhân sự tại chỗ, sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chậm nhất trong thời gian 15 ngày làm việc, cơ quan, đơn vị tiến hành quy trình nhân sự (trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp, phải báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư), gồm 5 bước.

Bước 1: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và nguồn cán bộ trong quy hoạch, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu tổ chức cán bộ thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.

Bước 2: Tập thể lãnh đạo thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).

Bước 3: Tập thể lãnh đạo, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của cán bộ; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 1 người cho 1 chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị).

Trường hợp nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình rõ với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự (được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt).

Trình tự lấy ý kiến: Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ; Thông báo danh sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu (ở bước 3); tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; Ghi phiếu lấy ý kiến (có thể ký hoặc không phải ký tên). Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).

Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm; trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định. Đối với tổ chức có đặc thù riêng thì giao Ban Tổ chức Trung ương trên cơ sở quy trình chung, hướng dẫn bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tổng thể và liên thông.

Quy định cũng nêu rõ, nếu nguồn nhân sự từ nơi khác, sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc Ban Tổ chức TƯ giới thiệu nhân sự.

Trường hợp nhân sự do cơ quan, đơn vị đề xuất thì tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau: Gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và thường vụ đảng ủy cơ quan nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp ủy đối với nhân sự; xác minh lý lịch của cán bộ; Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín); Lập tờ trình đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, bổ nhiệm.

Trường hợp nhân sự do Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì Ban Tổ chức TƯ trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động, bổ nhiệm; Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy; Gặp cán bộ được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự; Làm tờ trình, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

“Trường hợp cán bộ bảo đảm được tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động, thì cơ quan tham mưu về công tác cán bộ vẫn có thể báo cáo đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định” – Quy định 105 của Bộ Chính trị nêu rõ./.

Theo Hiếu Minh/VOV.VN

Đọc thêm

HĐND các địa phương bàn giải pháp phát triển KT-XH thời gian tới

HĐND các địa phương bàn giải pháp phát triển KT-XH thời gian tới

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tú Anh tham dự kỳ họp của HĐND huyện Nghi Xuân, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng tham dự kỳ họp của HĐND huyện Can Lộc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia tham dự kỳ họp của HĐND TX Hồng Lĩnh.
Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động, đáp ứng kỳ vọng của cử tri

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động, đáp ứng kỳ vọng của cử tri

2024 tiếp tục là năm thành công, ghi dấu nhiều kết quả nổi bật, toàn diện của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh với sự đổi mới, quyết tâm cao, góp phần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, thống nhất về nhận thức và hành động, bồi đắp niềm tin, kỳ vọng trong lòng cử tri và Nhân dân tỉnh nhà.
Phát huy truyền thống, xây dựng LLVT Hà Tĩnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống, xây dựng LLVT Hà Tĩnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”

Cách đây 80 năm, trước yêu cầu của cách mạng, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và đánh dấu sự ra đời, phát triển của LLVT cách mạng Việt Nam. Hòa chung trong dòng chảy lịch sử đó, LLVT Hà Tĩnh đã ra đời và không ngừng chiến đấu, trưởng thành để hôm nay đã lớn mạnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”.
Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng Bộ CHQS tỉnh

Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng Bộ CHQS tỉnh

Thay mặt các linh mục, chức sắc, chức việc cùng bà con giáo dân tỉnh nhà, linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Khắc Bá - Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng cán bộ, chiến sỹ LLVT Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.