“Robot quân đội” – lực lượng siêu đẳng hay thảm họa tương lai?

Các nhà khoa học đang dần hiện thực hóa ý tưởng về những lực lượng “robot quân đội”, tức những robot được trang bị vũ khí và trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng phục vụ trong quân ngũ. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, luôn có những nguy cơ và nhược điểm khi biến viễn cảnh đó thành sự thực…

robot quan doi luc luong sieu dang hay tham hoa tuong lai

Dragon Runner, loại robot được sử dụng để rà phá bom mìn

Các robot loại này có khả năng hoạt động chính xác hơn trong các cuộc tấn công, làm giảm thiểu khả năng gây thương vong cho dân thường, cũng như bớt nguy cơ "khai hỏa thân thiện".

Vũ khí AI không phải được phát triển để trở thành vũ khí hủy diệt "hàng loạt" mà chúng được tạo ra với vai trò vũ khí "chính xác". AI quân sự giúp quân đội thực hiện những đòn tấn công chính xác hơn, bên cạnh đó cũng giúp tuân thủ các đạo luật nhân đạo quốc tế ở mức độ cao hơn.

Dưới đây là 3 cách mà "robot quân đội" có khả năng được sử dụng tại các vùng chiến sự.

Xử lý bom

Robot xử lý bom giúp giảm thiểu các nguy cơ tới tính mạng con người. Hầu hết các loại robot này đều được điều khiển từ xa. Do vẫn nằm trong sự kiểm soát của con người, nên chúng hầu như không hoạt động độc lập, thường có nhiệm vụ tìm kiếm, tháo ngòi và vô hiệu hóa các thiết bị nổ.

Có một thực tế là robot ngày càng trở nên "khéo léo" và nhanh nhẹn hơn nên trong tương lai gần hầu như quân đội sẽ không cần đến nhân sự phải làm công việc luôn phải kề cận cái chết này.

Con robot trong phim The Hurt Locker (Chiến dịch Sói sa mạc) – một bộ phim kể về đơn vị chuyên tháo dỡ bom mìn ở Baghdad (Iraq) – được mô tả là một cỗ máy vô dụng. Nhưng những con robot trong tương lai sẽ có khả năng làm mọi thứ mà các diễn viên đã thể hiện trong bộ phim đó một cách nhanh chóng, chính xác hơn.

Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho binh sĩ, chắc hẳn sẽ không ai phản đối robot làm nhiệm vụ xử lý bom mìn.

Rà soát "ổ địch"

Rà soát căn cứ của địch là một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất của lực lượng bộ binh. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, các loại bẫy mìn lợi dụng cảm biến áp suất thường được sử dụng và giấu dưới những chai rượu whisky, hay những bao thuốc lá, gây gia tăng nguy hiểm cho đối phương.

Khi các binh sĩ tiến vào sào huyệt địch, họ cũng phải đối mặt với nguy cơ hít phải khói độc dẫn tới tử vong. Nếu để robot thực hiện công việc này, các binh sĩ sẽ không phải liều mạng vào những khu vực nguy hiểm.

Ngày nay, các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng thường sử dụng các loại bẫy mìn được giấu dưới các lớp gạch, đá. Điều này đặc biệt bị cấm theo đạo luật nhân đạo quốc tế.

Các loại robot hiện tại dùng để kiểm tra hành lý ở sân bay được trang bị hệ thống cảm biến nhỏ có thể phát hiện các vật thể lạ. Do đó, trên lý thuyết, các loại "robot quân đội" có thể cảm nhận được cảm biến áp suất và dây nối được lắp đặt trong những loại bẫy mìn nêu trên. Chúng có thể xâm nhập các tòa nhà, leo cầu thang, vượt qua các loại chướng ngại để tiến hành rà soát.

Những phiên bản robot rà soát trong tương lai còn có thể được trang bị vũ khí, hệ thống cảm biến tân tiến hơn, hoạt động độc lập và bí mật hơn.

Duy trì các vùng an toàn tại chiến sự

Tờ Conversation cho hay, trong tương lai gần, robot có thể được dùng để duy trì các khu vực an toàn được thiết lập ở khu chiến sự nhằm bảo vệ những người tị nạn không vũ trang, đặc biệt trong những cuộc chiến như ở Syria.

Robot an ninh quân sự có thể ngăn chặn tội phạm chiến tranh giết chết dân thường vô tội. Bên cạnh đó, các hãng sản xuất vũ khí đã áp dụng thành công công nghệ phòng thủ trên các hệ thống tên lửa đất đối không có khả năng tấn công các loại tên lửa, máy bay... Do đó, công nghệ phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu nhiều khả năng sẽ được áp dụng với robot.

Trên thực tế, hiện tại, nhiều loại robot canh gác như Hanhwa Techwin SGR-A1 và Dodamm SuperAegis II đã có khả năng tấn công mục tiêu tự động ở cự ly gần.

Tuy nhiên vẫn có hai luồng quan điểm trái chiều về việc trang bị vũ khí cho robot hoạt động ở chiến trường, một là ủng hộ, hai là phản đối. Nhìn chung, robot như một con dao hai lưỡi. Nếu rơi vào tay tội phạm chiến tranh, chúng sẽ gây ra tội ác và điều này đúng là một thảm họa. Mặt khác, nếu được sử dụng đúng cách, chúng sẽ ngăn chặn được tình trạng trên.

Theo Người Đưa tin

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình với yêu cầu '3 nhất'

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình với yêu cầu '3 nhất'

Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.