Người nuôi ong giữa rừng keo ở miền núi Hà Tĩnh thường tự nhận vui mình là dân “du mục” bởi cuộc sống của họ là những tháng ngày rong ruổi theo những mùa hoa đưa ong đi kiếm mật.
Vụ cháy rừng kinh hoàng xảy ra từ ngày 28 - 30/6/2019 ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thiêu rụi 67ha ở Tiểu khu 90 (xã Xuân Hồng) và Tiểu khu 92A (thị trấn Xuân An). Sau nhiều nỗ lực trồng, chăm sóc của BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh , những mầm xanh đang dần “hồi sinh” trở lại.
Để giữ vững những cánh rừng trong dịp tết, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra nhằm ngăn chặt kịp thời những hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
Thời tiết Hà Tĩnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt. Là địa bàn có diện tích rừng thông khá lớn, TX Hồng Lĩnh đã lập chốt gác 24/24h, ngăn chặn các hành vi đưa lửa vào rừng dưới mọi hình thức.
Khi những cơn nắng mùa hè đã bắt đầu gay gắt, người ta bắt đầu nghĩ nhiều hơn đến những tán rừng xanh mát, về những triền đồi đang hồi sinh sau cơn hỏa hoạn… Và đâu đó, trên những trảng rừng ven biển, trên những cánh rừng ở non cao, những giọt mồ hôi đang thấm tan vào đất, vào gió, cát cho màu xanh thêm xanh.
Đều có điểm chung là tình yêu dành cho rừng mãnh liệt, nhiều quân nhân, cán bộ nông nghiệp và cả những người dân bình thường ở Hà Tĩnh đã nhiều lần “vào sinh ra tử” quyết giữ lấy màu xanh.
Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định xử phạt Võ Xuân Lâm (trú thôn Trung Sơn, xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh) 10 triệu đồng về hành vi khai thác rừng trồng trái phép trên địa bàn.
Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê (Hà Tĩnh) cần hoàn thiện sớm các hồ sơ, thủ tục thuê đất, thực hiện đầy đủ, trách nhiệm của chủ rừng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Tết đến xuân về là dịp để mọi người sum họp, đoàn viên cùng gia đình nhưng đây cũng là thời điểm mà các đối tượng lợi dụng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép nên lực lượng bảo vệ rừng phải tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ “lá phổi xanh” của Hà Tĩnh.
Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ, trong đó có Hà Tĩnh, sẽ trực tiếp giải quyết các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và quản lý rừng bền vững.
Theo Đề án giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ, có 10,3 triệu tấn/25 triệu tấn CO2 giảm phát thải sẽ nhận được khoản lợi ích các-bon với đơn giá khoảng 5 USD/tấn.
Theo các chuyên gia lâm nghiệp, từ tháng 3 đến tháng 5 là khoảng thời gian phù hợp để trồng rừng. Bởi vậy, những ngày này, nhiều hộ gia đình, cơ sở kinh doanh Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cây giống cây lâm nghiệp cung cấp cho thị trường.
Nhờ sự vào cuộc khẩn trương và tích cực của các sở, ban, ngành Hà Tĩnh, đến nay, toàn bộ 52,1 ha rừng Hồng Lĩnh bị cháy trong vụ hỏa hoạn hồi tháng 6/2019 đã được trồng lại nên người dân rất phấn khởi.
Được giao quản lý, bảo vệ hơn 31.276 ha rừng các loại, trong đó có nhiều vị trí dễ bị xâm hại, thời gian qua, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tập trung bố trí lực lượng, phương tiện và triển khai tốt các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc...
Thảo luận tại lớp tập huấn, hướng dẫn chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhiều đại biểu ở Hà Tĩnh cho rằng, sau thời gian triển khai thực hiện, chính sách dịch vụ môi trường rừng đã khẳng định sự đúng đắn, góp phần quan trọng chấm dứt tình trạng phá rừng, cải thiện đời sống người dân.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng Hà Tĩnh tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý 232 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tịch thu hơn 252 m3 gỗ và 16.000 kg lâm sản khác...
Chiều 21/10, đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh có buổi làm việc với UBND huyện Cẩm Xuyên về công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn.
Hiện tại, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đang bị lấn chiếm 231,5 ha, tình trạng lấn chiếm ngày càng phức tạp, nhiều nơi vượt ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Nhằm tăng cường phòng, chống cháy rừng trong thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài, UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã chỉ đạo lập 7 chốt kiểm soát người ra vào các khu vực rừng trên địa bàn.
Liên tiếp trong nhiều tháng qua, lực lượng chức năng mà nòng cốt là lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã phát hiện và xử lý hàng chục vụ ngang nhiên lấn chiếm đất rừng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Để ngăn chặn lâm tặc, "giặc lửa", Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê đã tổ chức đóng lán trại canh giữ tại các điểm nóng thường có nguy cơ xảy ra khai thác gỗ trái phép và thành lập nhiều tổ trực gác lửa rừng.
Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, do thiếu vốn và điều kiện khí hậu không thuận lợi nên các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Hà Tĩnh trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt thấp.