Sân bay ở chiến khu Việt Bắc - tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ

(Baohatinh.vn) - Kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), ôn lại sự kiện lịch sử xây dựng sân bay ở chiến khu Việt Bắc càng thấy thêm tầm nhìn chiến lược về ngoại giao, về quân sự vượt thời đại của Người.

Vào cuối năm 1944, nhân dân Cao Bằng cứu được một viên trung úy phi công Mỹ, khi anh ta nhảy dù xuống địa phương này và đã trao trả lành lặn cho phía Mỹ tại Côn Minh (Trung Quốc).

Viên trung úy phi công báo cáo với chỉ huy về sự đón tiếp chu đáo, thiện chí của Việt Minh. Cảm kích trước nghĩa cử cao cả đó, viên Tư lệnh quân đội Mỹ tại khu vực ngỏ ý muốn được gặp người đứng đầu Quân đội Việt Nam để cảm ơn.

Nghe báo cáo tình hình, Bác Hồ xem xem đây là cơ hội rất tốt đối với cách mạng và căn dặn cần tổ chức cuộc gặp thật chu đáo. Cuộc gặp diễn ra ở một cửa hàng ăn tại Tĩnh Tây (Trung Quốc) vào ngày 27/4/1945.

Sân bay ở chiến khu Việt Bắc - tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ

Nhân dân địa phương san gạt, đầm đất xây dựng sân bay Lũng Cò. Ảnh tư liệu.

Theo sự chỉ đạo của Bác, tại cuộc gặp hai bên đã có một “mật ước” vô cùng quan trọng: “Phía Việt Nam sẽ tăng cường lực lượng du kích, phát triển căn cứ ở các vùng trong lòng địch. Phía Mỹ sẽ cử các chuyên gia sang huấn luyện quân sự, đồng thời giúp trang bị vũ khí, điện đàm và các thứ quân trang, quân dụng”.

Với tầm nhìn xa, Bác đã gợi ý xây dựng một sân bay để vận chuyển các trang thiết bị và giữ liên lạc Việt - Mỹ qua biên giới nhằm triển khai những nội dung của “mật ước”. Bác đã trực tiếp giao cho Đại đội trưởng giải phóng quân Đàm Quang Trung chủ trì việc này.

Phía Mỹ cử một thiếu tá cố vấn sang giúp về kỹ thuật xây dựng sân bay. Để vừa làm phiên dịch vừa bảo đảm an ninh, Bác cử thêm đồng chí Lê Giản là cán bộ phụ trách an ninh mật Bắc Kỳ cùng với Đàm Quang Trung khẩn trương tìm địa điểm xây dựng sân bay.

Các anh đã chọn thung lũng Lũng Cò nằm giữa hai dãy núi để bảo đảm được bí mật. Sau khi trao đổi với viên thiếu tá Mỹ và báo cáo với Bác, việc xây dựng sân bay tại Lũng Cò được triển khai rất khẩn trương.

Sân bay ở chiến khu Việt Bắc - tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ

Ông Lê Giản (trái) cùng ông Phạm Hùng, Giám đốc Sở Công an Nam Bộ đến thăm Bác Hồ tại Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ ở Tân Trào. Ảnh tư liệu.

Lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, cùng người dân quanh vùng bí mật cấp tập ngày đêm xây dựng sân bay dã chiến với đường băng bằng đất nện dài hơn 400m, rộng hơn 20m và được khánh thành với chuyến bay đầu tiên vào cuối tháng 7/1945. Chiếc máy bay L-5 chở 2 sỹ quan Mỹ cùng một số thuốc men, vũ khí, đạn dược hạ xuống sân bay an toàn.

Sân bay đã tiếp đón nhiều chuyến bay qua lại, trong đó có chuyến bay chở tướng Claire Chennanlt Tư lệnh không đoàn số 14 người đại diện cao nhất của Mỹ ở vùng Hoa Nam thuộc Trung Hoa dân quốc gặp lãnh tụ Hồ Chí Minh để thỏa thuận sự hợp tác chống phát xít Nhật.

Có một sân bay dã chiến ở chiến khu Việt Bắc vào giai đoạn đó của cách mạng là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong việc mở cửa thông thương với đồng minh, góp phần bổ sung thêm trang thiết bị, vũ khí đạn dược cho quân đội, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

Sân bay ở chiến khu Việt Bắc - tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ

Di tích sân bay Lũng Cò thuộc xã Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang. Ảnh: Báo Ninh Thuận

Sân bay Lũng Cò là sân bay đầu tiên ở chiến khu cách mạng vào thời điểm chưa giành được chính quyền đã để lại dấu ấn về quan hệ ngoại giao, quân sự ban đầu với Hoa Kỳ.

Sau này trong kháng chiến chống thực dân Pháp, khi chuyển về căn cứ ở Tân Trào, trước yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị ta cử quân sang giúp và hợp tác với cách mạng Trung Quốc, vào đầu năm 1949 Bác Hồ chủ trương xây dựng sân bay Soi Đúng ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang với dự tính xa hơn.

Sân bay Lũng Cò và sân bay Soi Đúng ở chiến khu Việt Bắc đã đi vào lịch sử không chỉ đánh dấu cho sự ra đời của không quân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn là tầm nhìn chiến lược cho việc xây dựng Quân đội nhân dân hùng mạnh, ngành hàng không hiện đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự phát triển của đất nước trước hoàn cảnh và điều kiện mới.

Sân bay ở chiến khu Việt Bắc - tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại “Phủ Chủ tịch” Việt Bắc năm 1952. Ảnh tư liệu.

Kỷ niệm 132 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, ôn lại sự kiện lịch sử này càng thấy thêm tầm nhìn chiến lược về ngoại giao, về quân sự vượt thời đại của Người, sự nhìn xa trông rộng để nhận ra “bạn - thù” và ứng biến linh hoạt trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể của cách mạng, với chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ”, trên nguyên tắc: “Độc lập dân tộc là trên hết”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Điều này đã được Đảng ta vận dụng trong suốt quá trình cách mạng, ngày nay trong sự nghiệp đổi mới, tiếp tục kế thừa, phát triển trên nền tảng tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với thời đại hội nhập quốc tế. Tất cả vì lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định với thế và lực mới trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình và xu thế của thời đại. Tạo lập và thúc đẩy những điều kiện phù hợp, thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với khát vọng hùng cường, thịnh vượng, đưa đất nước “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tổ chức an táng 6 hài cốt liệt sỹ tại nghĩa trang Nầm

Tổ chức an táng 6 hài cốt liệt sỹ tại nghĩa trang Nầm

Nhận được thông tin do người dân cung cấp, từ ngày 20/7 đến ngày 24/7/2024, Ban Chỉ đạo 24 huyện Hương Sơn phối hợp với Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ - Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã tìm kiếm, quy tập được 6 hài cốt liệt sĩ
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm nay

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm nay

Trong ngày thứ hai Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông, TP Hà Nội, lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ.
Xúc động những bài thơ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động những bài thơ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi để lại muôn vàn tiếc thương cho toàn thể Nhân dân. Trong niềm xúc động dâng trào đó, Báo Hà Tĩnh đã nhận được nhiều bài thơ viết về tình cảm, sự kính trọng của người dân đối với vị Tổng Bí thư của Đảng, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuba

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuba

Ngay trong ngày đầu tiên tổ chức lễ viếng và mở sổ tang, nhiều đoàn thuộc các bộ, ngành, tổ chức hữu nghị của Cuba, cùng ngoại giao đoàn đã đến chia buồn với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - uy tín của người nâng tầm uy tín Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - uy tín của người nâng tầm uy tín Đảng

Trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, chi phối đến từng gia đình, có lẽ, chỉ có Việt Nam - một dân tộc trải qua bao đau thương, mất mát, trân quý tình người mới sinh thành nên một con người lỗi lạc như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phẩm chất cá nhân và tính chân lí của con đường mà đồng chí đã kiên định suốt sự nghiệp vẻ vang mãi là lựa chọn “không thể đảo ngược”, được xây đắp vững chắc từ đường lối lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là từ niềm tin yêu của toàn thể nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương mẫu mực về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương mẫu mực về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Lớn lên và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và sự nghiệp đổi mới của đất nước, nhà lý luận sắc sảo, người lãnh đạo tài năng, mực thước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương mẫu mực về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Những lưu ý quan trọng trong lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những lưu ý quan trọng trong lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong 2 ngày diễn ra lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời tiết tại Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh diễn biến khá thuận lợi. Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã xây dựng phương án phân luồng từ xa để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa và giải quyết ùn tắc giao thông phục vụ lễ Quốc tang.