Sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19, bạn cần làm gì để an toàn?

Bạn đã được tiêm phòng đầy đủ chống lại virus SARS-CoV-2, vậy bạn cần làm gì tiếp theo? Đừng nghĩ tới việc tháo khẩu trang và trở lại các hoạt động bình thường ngay lập tức. 

Sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19, bạn cần làm gì để an toàn?

Đây sẽ là một sự thất vọng, nếu không nói là một cú sốc đối với nhiều người, song lại là thực tế mà bạn phải chấp nhận. Ở Miami, Mỹ, bà Noemi Caraballo, 81 tuổi, đã tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 thứ 2 vào đầu tuần trước và đang mong gặp lại bạn bè, tiếp tục các lớp thể dục... sau gần một năm cực kỳ thận trọng, thậm chí còn phải đặt hàng tiêu dùng qua mạng.

Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ vẫn chưa thay đổi hướng dẫn phòng dịch, theo đó, yêu cầu những người đã tiêm vaccine tiếp tục tuân thủ quy tắc về đeo khẩu trang, giãn cách và tránh tụ tập đông người, kể cả khi đã tiêm liều vaccine thứ 2.

Các loại vaccine COVID-19 đều cần hai liều và các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo người dân đừng mất cảnh giác sau mũi tiêm đầu tiên.

“Bạn đang hỏi một câu hỏi rất hợp lý”

Đây là câu trả lời của chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ TS Anthony Fauci khi một phụ nữ 91 tuổi ở California đặt câu hỏi: “Liệu tôi và những người bạn đã tiêm vaccine COVID-19 của mình có thể tiếp tục chơi bài với nhau hay không?”.

TS Fauci chỉ có thể nhắc lại những khuyến nghị của CDC Mỹ, đồng thời động viên người phụ nữ này “cố lên”.

Thực tế, một số phát hiện sơ bộ tại Israel cho thấy, những người vẫn mắc COVID-19 sau liều tiêm vaccine đầu tiên, tức là họ chỉ được bảo vệ một phần và có tải lượng virus nhỏ hơn so với những người bị nhiễm bệnh không được tiêm vaccine. Đến nay, Israel đã tiêm vaccine cho một phần lớn dân số của mình và các nhà khoa học trên toàn thế giới đang theo dõi phản ứng miễn dịch tại nước này khi số lượng người được tiêm chủng ngày càng tăng lên.

TS Walter Orenstein, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Emory (Mỹ) cho biết thêm, điều quan trọng là theo dõi liệu vaccine có giúp chống lại các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng ở một số quốc gia hay không. Bản thâm TS Walter Orenstein cũng đã được tiêm phòng và vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của CDC.

Có những lý do thực tế

Bên cạnh những lý do chuyên môn, còn có những lý do thực tế. Nhà miễn dịch học E.John Wherry của Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết, thật khó để biết ai đã tiêm phòng và ai chưa tiêm phòng nếu bạn chỉ đi dạo quanh cửa hàng tạp hóa.

Không phải tất cả mọi người đều được tăng cường hệ miễn dịch như nhau sau khi tiêm vaccine. Vì vậy, những người bị ung thư hoặc người già yếu có thể không được bảo vệ nhiều như một người khỏe mạnh. Khả năng một người đã được tiêm chủng đầy đủ bị bệnh nặng không phải bằng “0”, mà chỉ là “nguy cơ thấp hơn”.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người được tiêm chủng đầy đủ tiếp xúc với người nhiễm bệnh?

CDC Mỹ gần đây đã nới lỏng một số quy định như không cách ly với người được tiêm chủng không có triệu chứng và đã qua ít nhất hai tuần nhưng không lâu hơn ba tháng kể từ liều thứ hai.

Đối với với việc sử dụng máy bay, dù đã tiêm phòng hay chưa, CDC vẫn khuyến cáo chỉ di chuyển khi cần thiết. Các quốc gia có những yêu cầu kiểm dịch và tiêm chủng khác nhau, trong bối cảnh, khả năng và chất lượng bảo vệ của mỗi loại vaccine không giống nhau. Đặc biệt, các nước còn có mối quan ngại về việc những biến chủng virus có thể lây từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Vì thế, dù ngày càng có nhiều người được tiêm chủng, thì bạn cũng đừng quên cập nhật các khuyến nghị, cũng như đừng đánh giá thấp các biện pháp y tế rào cản dù đã được tiêm phòng vaccine COVID-19./.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.