Sau sự kiện Crimea, ai đắc lợi?

Cuộc khủng hoảng ở Ukraina vô tình giúp Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự và khả năng phát triển và hoàn thiện những nghiên cứu mới nhất của họ.

Năm 2014 Nga đã sát nhập Crimea. Gần ba năm qua, liên quan đến cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và Ukraina đã phá vỡ mối quan hệ hợp tác giữa hai nước này trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Cũng từ sự kiện này tình hình kinh tế, tài chính của cả hai nước đều trở nên tồi tệ.

Và để giải quyết khó khăn này Nga đã tăng cường hợp tác với Trung Quốc với nhiều hợp đồng vũ khí có giá trị kinh tế rất lớn, còn Ukraian để giải quyết tình trạng khó khăn về kinh tế, họ đã bán đi rất nhiều công nghệ vũ khí cho các nước ngoài trong đó có Trung Quốc.

Nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh và mạnh trong những năm gần đây cho phép Trung Quốc mua và trang bị rất nhiều loại vũ khí và công nghệ tiên tiến.

sau su kien crimea ai dac loi

Su-35 được bàn giao cho Trung Quốc nhiều trong thời gian qua

Vì sự kiện khủng hoảng ở Crimea, Nga đã phải chịu lệnh trừng phạt về kinh tế của phương Tây, Hoa Kỳ và một số nước khác. Vì vậy họ tìm cách đi tới thị trường mới – Trung Quốc.

Nên nhớ rằng, trước khi xảy ra cuộc xung đột này Nga hạn chế xuất khẩu các loại vũ khí, công nghệ hiện đại cho Trung Quốc vì sợ họ sao chép hoặc sử dụng làm mục đích quân sự, tuy nhiên sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraina buộc Nga phải xem xét và Trung Quốc trở thành một thị trường, đối tác tiềm năng, người đứng đầu chương trình Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Alexander Gabuev cho biết.

Đối với Ukraina cũng phải chịu cảnh tương tự, tình hình kinh tế khó khăn và cuộc nội chiến kéo dài, họ mất thị trường xuất khẩu sang Nga và buộc họ phải tìm đối tác khác, trong đó Trung Quốc cũng được ưu tiên hàng đầu, chuyên gia quân sự Ukraina, Igor Fedik cho biết.

Sau năm 2014, Nga và Trung Quốc đã ký kết các hợp đồng lớn về việc cung cấp số lượng lớn máy bay chiến đấu mới Su-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất S-400. Những hợp đồng này đã được ký vào năm 2015.

Theo nguồn tin từ tờ báo Mainichi của Nhật, giá trị của các hợp động này lên tới hơn 2 tỷ USD.

Theo nguồn tin từ phương tiện truyền thông Nga, việc chuyển giao các máy bay chiến đấu Su-35 đã bắt đầu vào tháng 12/2016. Trung Quốc đã nhận được 4 chiếc và trong thời hạn ba năm Nga sẽ bàn giao thêm 24 máy bay chiến đấu Su-35.

Cũng theo nguồn tin này, hiện nay Nga đã bắt đầu sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Trung Quốc. Các chuyên gia tin rằng, hai hợp đồng này sẽ góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật quân sự và khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc.

Kèm theo các hợp đồng cung cấp Su-35 cho Trung Quốc cũng có một số lượng lớn các động cơ phụ tùng sẽ được thông qua, có một khả năng rằng họ sẽ sử dụng chúng để sản xuất máy bay chiến đấu của họ như là cơ hội cho Trung Quốc làm công cải tiến các máy bay chiến đấu có công nghệ còn hạn chế.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng ở Ukraina còn mang đến cho Trung Quốc nhiều hợp đồng cung cấp các trang thiết bị quân sự, đặc biệt là số lượng lớn các động cơ máy bay. Những động cơ này sẽ được sử dụng để phục vụ sản xuất các loại máy bay trong nước.

Nên nhớ rằng, Trung Quốc đang là một trong những nước có nhiều thiết kế mới kể các máy bay chiến đấu thê hệ thứ 5 nhưng về động cơ máy bay thi họ chưa đáp ứng được yêu cầu của chúng.

Ngoài những hợp đồng với Nga, Trung Quốc tăng cường hợp tác với Ukraina. Công ty Motor Sich của Ukraina hợp tác chặt chẽ với các công ty của Trung Quốc.

Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, chuyên gia quân sự đại diện tiếp xúc với Ukraina đã tuyên bố rằng, Trung Quốc đã đạt được bước tiến đáng kể nhờ hợp tác với Ukraina trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến việc sản xuất động cơ máy bay. Điều này cho phép Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sản xuất động cơ trong nước.

Ngoài ra, năm 2016 các doanh nghiệp Ukraina “Antonov” và một công ty khác của Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc cùng hợp tác sản xuất máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225.

Các chuyên gia tin rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng những công nghệ này để thực hiện các chương trình không gian phục vụ nhân dân và trong lĩnh vực quân sự.

Như vậy có thể thấy, cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã mang đến cho Trung Quốc rất nhiều lợi ích. Họ trở thành đối tác lớn nhất của Nga với hàng loạt hợp đồng rất lớn, được phép mua nhiều thiết bị quân sự hiện đại của Nga và được thừa hưởng nhiều công nghệ từ phía Ukraina.

Lưu ý rằng, đây không phải là lần đầu tiên Ukraina bán công nghệ cho Trung Quốc. Năm 1998 Trung quốc đã mua được tàu sân bay từ Ukraina và sau đó họ đã hiện đại hóa đưa vào sử dụng từ năm 2012 với tên gọi là “Liêu Ninh”. Đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina là một trong những nước cộng hòa đứng đầu với nhiều loại vũ khí, trang bị và được coi là Liên Xô thu nhỏ. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại họ gần như đã “bán” hết những gì họ có và số vũ khí được thừa hưởng đang dần trở thành sắt vụn vì không thể bảo quản, bảo dưỡng.

Trung Quốc hấp thụ tất cả các công nghệ quân sự từ Ukraina và hiện tại họ đang tích cực phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.