Các binh sĩ Đức trong một nhiệm vụ huấn luyện ở Lest, Slovakia năm 2022. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin RND, trong năm 2021, BAFzA đã nhận được 201 đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự và năm 2022 là 951 đơn.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Quốc phòng Đức, số đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự trong năm ngoái đến từ 223 quân nhân tại ngũ, 266 quân nhân dự bị và 593 người chưa nhập ngũ.
RND cho biết nhiều người giải thích lý do xin miễn thực hiện nghĩa vụ trong đơn của họ là vì họ không nghĩ xung đột Ukraine xảy ra.
Trong một tuyên bố liên quan, văn phòng quản lý nhân sự của quân đội Đức trả lời RND rằng số lượng người đăng ký nghĩa vụ quân sự thực tế đã giảm kể từ đầu năm 2022.
Số người từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự gia tăng được coi là một vấn đề đáng quan ngại trong bối cảnh Đức đã xóa bỏ hình thức nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào năm 2011 và hiện lên kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ.
Năm 2018, Berlin công bố kế hoạch tăng quân số lên 203.000 người trong vòng 7 năm. Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2, Đức đã cung cấp cho Kiev vũ khí hạng nặng, bao gồm xe bọc thép và pháo tự hành.
Tuy nhiên, việc Berlin vội vàng viện trợ cho Ukraine cũng đã bộc lộ một số vấn đề trong quân đội Đức, bao gồm tình trạng thiếu đạn dược và một số thiết bị bị lỗi. Tháng trước, truyền thông Đức đưa tin nước này đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các cam kết của mình với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do không có đủ một số loại vũ khí và đạn dược dự trữ.