Sợ tiết canh lợn, chuyển sang ăn tiết canh dê có an toàn không?

Với tâm lý phần lớn trường hợp tử vong sau ăn tiết canh chủ yếu do nhiễm liên cầu lợn nên nhiều người thích món tiết canh rủ nhau chuyển sang ăn tiết canh dê cho "lành".

1. Pha chế tiết canh thế nào?

Tiết canh là tên gọi chung của món tiết sống của các loại gia súc (như lợn, ngựa, dê…) hoặc gia cầm (vịt, ngan, ngỗng…). Sau khi cắt tiết con vật cho chảy vào bát nước đã pha mắm, muối cho khỏi đông và sau đó pha loãng, trộn đều với các phần sụn, thịt nạc băm nhỏ để đông lại và ăn sống.

Nguyên liệu làm món tiết canh dê chủ yếu là máu dê sống; thịt đầu dê hoặc tai dê, họng lợn hoặc sụn lợn. Một số nơi còn pha thêm tiết lợn do lượng tiết dê cắt được ít.

Thịt dê và họng lợn luộc chín băm nhỏ hoặc băm nhỏ xào chín dùng để làm nhân, cho vào bát và khuấy đều cùng với hỗn hợp tiết sống và nước đến khi đông lại.

Tiết canh dê có thể mang mầm bệnh.
Tiết canh dê có thể mang mầm bệnh.

2. Ăn tiết canh dê có nguy cơ nhiễm bệnh không?

Do các trường hợp tử vong sau ăn tiết canh từ trước đến nay chủ yếu do nhiễm liên cầu lợn nên nhiều người rủ nhau chuyển sang ăn tiết canh dê cho "lành". Vậy ăn tiết canh dê có thực sự an toàn không?

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tất cả các loại tiết canh dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Trên thực tế, trong cơ thể tất cả các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê hay gà, vịt, ngan, ngỗng... đều có thể mang nhiều mầm bệnh gây bệnh cho con người khi ăn phải.

Bởi vì máu động vật sống dù có trộn với một số nguyên liệu chín thì bản chất của món tiết canh vẫn là ăn sống. Tiết canh dê, lợn hay vịt đều nguy hiểm khi chúng ta ăn phải tiết của động vật đang mắc bệnh hoặc đang ủ bệnh. Trong máu của những loài động vật này chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Cụ thể, nếu ăn tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có nguy cơ tử vong. Ăn tiết canh vịt, ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1…

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tiêu hóa, nếu may mắn không bị bệnh nặng do nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong tiết canh thì nguy cơ phổ biến khác là rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp...

Rối loạn tiêu hóa ngoài nguyên nhân do nhiễm khuẩn như tả, lỵ, E.Coli, do ngoại độc tố của tụ cầu vàng, thì còn có thể do nhiễm các chất độc, chất phụ gia hoặc dị ứng với các thành phần có trong bát tiết canh.

Mặc dù phần lớn các trường hợp rối loạn tiêu hóa là nhẹ và trung bình nhưng cũng có khi gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân do tiêu chảy quá nhiều gây mất nước, mất điện giải, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn…

Thậm chí có trường hợp ăn tiết canh dê phải nhập viện cấp cứu do bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn. Theo các bác sĩ, nguyên nhân có thể do khi chế biến tiết canh dê, vì lượng tiết canh dê khá ít nên nhiều nơi thường được pha trộn với tiết canh lợn, họng lợn, sụn và thịt lợn để chế biến nhân. Vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở đường hô hấp trên, ở đường tiêu hóa và sinh dục của con lợn.

3. Bác sĩ khuyến cáo về món ăn khoái khẩu của nhiều người

Thực tế, việc ăn tất cả các loại tiết canh nói chung và tiết canh dê nói riêng đều không an toàn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên từ bỏ sở thích ăn tiết canh để bảo vệ sức khỏe của mình. Cách an toàn nhất là chỉ ăn các món ăn từ gia súc, gia cầm đã được nấu chín. Tuyệt đối không thịt gia súc, gia cầm chết. Không ăn các món ăn tái sống như gỏi, nem chua, nem chạo, đặc biệt là tiết canh.

Theo BS. Nguyễn Trung Tuyến - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: Người dân cần loại bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh, tuyệt đối không nên ăn các loại tiết canh, thực hiện ăn chín uống chín để bảo đảm sức khỏe.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Tôm hùm màu kẹo bông 100 triệu con mới có một

Tôm hùm màu kẹo bông 100 triệu con mới có một

Chủ sở hữu Công ty tôm hùm Đại Tây Dương Joseph Kramer kiểm tra hơn 20 bẫy ngoài khơi New Castle, New Hampshire và bị sốc khi tìm thấy con tôm có màu sắc rực rỡ bắt mắt trong chiếc bẫy cuối cùng.
Răng ê buốt, chớ xem thường!

Răng ê buốt, chớ xem thường!

Ê buốt răng là tình trạng răng bị đau buốt, khó chịu khi ăn những loại thực phẩm quá nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc quá cứng. Triệu chứng này khá phổ biến, nhưng một số người vẫn xem thường, chưa quan tâm thăm khám để điều trị kịp thời.
5-1 là 'tỷ lệ vàng' cho hôn nhân

5-1 là 'tỷ lệ vàng' cho hôn nhân

Theo tiến sĩ John Gottman của ĐH Washington, 5-1 có nghĩa mỗi tương tác tiêu cực giữa vợ chồng, cần 5 hoặc nhiều tương tác tích cực để có thể giữ hôn nhân bền vững.
5 mẹo triệt tiêu thói lãng phí tiền bạc

5 mẹo triệt tiêu thói lãng phí tiền bạc

Lãng phí tiền bạc dường như là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Biết và áp dụng kỹ năng quản lý tài chính sẽ giúp bạn hướng đến tự do tài chính, không còn phụ thuộc vào đồng tiền.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
Mưa lớn bao trùm miền Bắc, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Mưa lớn bao trùm miền Bắc, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Dự báo từ sáng nay (29/7) đến đêm 30/7, miền Bắc tiếp tục bao trùm bởi mưa lớn kéo dài, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi Bắc Bộ, ngập úng tại nơi trũng thấp ở đồng bằng Bắc Bộ. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa vào chiều và đêm.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Hành trình hàng nghìn 'chiến sĩ' Mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao

Hành trình hàng nghìn 'chiến sĩ' Mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao

Với sức trẻ của hàng nghìn sinh viên và sự đồng hành của Quỹ Vì Tương lai xanh (Tập đoàn Vingroup), nhiều con đường quê tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa dần được thắp sáng bằng đèn năng lượng mặt trời, góp phần mang đến cuộc sống tốt hơn cho người dân nơi đây.
9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Những lý do gây tê bì tay chân cần biết

Những lý do gây tê bì tay chân cần biết

Tê bì tay chân là vấn đề phổ biến nhất có thể gặp từ người già đến người trẻ. Tê bì tay chân khiến nhiều người cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.