Sớm hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH đã có hướng dẫn về quy trình, hồ sơ hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc trao đổi với PV Báo Hà Tĩnh về những thông tin này.

-PV: Xin ông cho biết tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này?

Sớm hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh Nguyễn Trí Lạc trả lời phỏng vấn của Báo Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Trí Lạc: Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, Hà Tĩnh đã sớm triển khai hỗ trợ cho 3 nhóm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp chưa thể thực hiện do những bất cập, vướng mắc ngay trong chính sách này. Ngày 3/6/2020, Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB&XH có Công văn số 497/LĐTBXH-VP giải đáp vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Từ căn cứ đó, Sở LĐ-TB&XH ban hành Công văn số 1299/SLĐTBXH-LĐVL ngày 12/6/2020 về việc “hướng dẫn bổ sung quy trình, thành phần hồ sơ thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg” và đang phối hợp với các địa phương triển khai chính sách hỗ trợ cho đối tượng người lao động.

Theo đó, các đối tượng người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp đã được hướng dẫn cụ thể về quy trình, hồ sơ để được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Sớm hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cùng lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH kiểm tra công tác chi trả hỗ trợ cho người dân ở thị trấn Phố Châu (Hương Sơn).

-PV: Vậy, theo hướng dẫn mới, việc hỗ trợ các đối tượng: người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào?

Ông Nguyễn Trí Lạc: Những lao động có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đủ tháng (đủ 30 ngày/tháng).

Trường hợp sau khi tính đủ tháng, những ngày lẻ của tháng tiếp theo được tính làm tròn theo nguyên tắc dưới 15 ngày không tính; từ đủ 15 ngày trở lên thì được tính làm tròn 1 tháng và được xem xét hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian để tính hỗ trợ được tính kể từ ngày người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày người lao động nộp hồ sơ cho UBND cấp xã với điều kiện phải đủ tháng (tính đủ 30 ngày) và trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến ngày 30/6/2020.

Sớm hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Hàng trăm cán bộ được tập huấn nghiệp vụ về kê khai, lập hồ sơ thực hiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Trong ảnh: Tập huấn nghiệp vụ tại TP Hà Tĩnh)

-PV: Việc xem xét hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh được xem xét hỗ trợ hoặc không được hỗ trợ được phân định như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Lạc: Hộ kinh doanh được xem xét hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gồm những hộ có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ đủ 15 ngày trở lên theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 2119/UBND-VX1 ngày 5/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn và Công văn số 2431/UBND-VX1 ngày 16/4/2020 về việc kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ được tính làm tròn 1 tháng và được xem xét thực hiện chính sách hỗ trợ.

Sớm hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Các quán karaoke ở TP Hà Tĩnh chấp hành việc tạm dừng hoạt động theo quyết định của UBND tỉnh trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19.

Trường hợp hộ kinh doanh trong các lĩnh vực như: Massage, karaoke, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử, dịch vụ tiệc cưới, có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm thuộc đối tượng tiếp tục phải tạm ngừng kinh doanh sau ngày 22/4/2020 theo Công văn số 2578/UBND-VX1 ngày 22/4/2020 của UBND tỉnh được xem xét hỗ trợ cả tháng 5/2020.

Trường hợp hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh dưới 15 ngày không thuộc đối tượng xem xét hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

-PV:Đối với lao động phi nông nghiệp không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm, điều kiện hỗ trợ như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Lạc: Công văn số 1299 của Sở LĐ-TB&XH đã quy định danh mục chi tiết 6 nhóm lao động phi nông nghiệp không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ.

Cụ thể là người lao động làm công việc chính và có thu nhập chính từ các nghề: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

Sớm hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Người lao động bị mất việc làm từ 15 ngày trở lên được xem xét hỗ trợ.

Theo đó, người lao động thuộc 6 nhóm trên nếu bị mất việc làm có từ đủ 15 ngày trở lên bị mất việc làm thì tính làm tròn 1 tháng và được xem xét hỗ trợ.

Trường hợp người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm dưới 15 ngày thì không thuộc đối tượng xem xét hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo kế hoạch, trong đợt 1, chỉ tiếp nhận đơn đề nghị của người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và làm các công việc thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp được quy định tại Điều 7, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bị mất việc làm do đại dịch Covid-19.

Đợt 2 sẽ tiếp nhận đơn đề nghị của người lao động không có giao kết hợp đồng lao động vừa làm các công việc thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp vừa làm các công việc thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp được quy định tại Điều 7, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bị mất việc làm do đại dịch Covid-19 (thực hiện sau khi có hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH).

-PV: Vậy, để có thể thực hiện việc kê khai, lập danh sách đề nghị hỗ trợ đúng đối tượng đối với 6 nhóm lao động phi nông nghiêp, Sở LĐ-TB&XH đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, ngành triển khai như thế nào?

Sớm hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Người dân kiểm tra thông tin niêm yết danh sách các đối tượng đề nghị hưởng chính sách tại trụ sở hội quán tổ dân phố 4, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh.

Ông Nguyễn Trí Lạc: Sở LĐ-TB&XH đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp huyện, UBND cấp xã và các phòng, ngành liên quan hướng dẫn người dân và doanh nghiệp kê khai, lập hồ sơ theo đúng nội dung hướng dẫn tại Công văn số 886/SLĐTBXH-LĐVL ngày 29/4/2020 và Công văn số 1299/SLĐTBXH-LĐVL ngày 12/6/2020 về việc “hướng dẫn bổ sung quy trình, thành phần hồ sơ thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg”; đồng thời thực hiện nghiêm túc việc thẩm định hồ sơ ở cấp xã, cấp huyện.

Tổ chức niêm yết danh sách các đối tượng đề nghị hưởng chính sách tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa thôn/xóm/khối phố và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình kê khai lập hồ sơ và chi trả tiền hỗ trợ nhằm đảm bảo đúng đối tượng.

-P.V: Trân trọng cảm ơn ông!

Đến nay, Hà Tĩnh đã chi trả hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng với 172.054 người, số tiền 197,11 tỷ đồng, đạt trên 99% tổng số đối tượng được phê duyệt.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.