(Baohatinh.vn) - Đây là một trong những vấn đề trọng tâm mà đại biểu đề cập tại buổi thảo luận của Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh bầu tại huyện Nghi Xuân.
Sáng 8/7, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh bầu tại huyện Nghi Xuân tiến hành thảo luận trước Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII.
Đại biểu tham dự phiên thảo luận.
Trên tinh thần thẳng thắn, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh bầu tại huyện Nghi Xuân đề xuất cần có giải pháp căn cơ để phát triển KT-XH tỉnh trong 6 tháng cuối năm, đẩy mạnh thu ngân sách, tăng cường giải ngân vốn đầu tư công; dự toán, phân bổ ngân sách và quyết toán ngân sách kịp thời...
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng: Tỉnh cần quan tâm đến vấn đề bổ sung đủ định mức biên chế giáo viên ở các trường học để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Liên quan đến chủ trương - chính sách, đại biểu đề nghị phân bổ nguồn ngân sách Trung ương kịp thời, đặc biệt bố trí nguồn vốn xây dựng hạ tầng Khu du lịch Xuân Thành trên địa bàn huyện; cần xem xét điều chỉnh tăng hỗ trợ thành lập mới hộ kinh doanh và doanh nghiệp; bổ sung, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh; nâng mức hỗ trợ thường xuyên cho chức danh đội trưởng, đội phó dân phòng; quan tâm đến chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm…
Chủ tịch UBND huyện Lê Anh Dũng: Đề nghị HĐND tỉnh xem xét cho phép Nghi Xuân được hưởng cơ chế đặc thù để tạo nguồn lực phát triển.
Một số đại biểu góp ý, Kỳ họp thứ 14 sắp tới cần tập trung bàn về tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên tiểu học đang rất báo động, tỉnh sớm có giải pháp khắc phục tình trạng này; quan tâm đến lĩnh vực khai thác hải sản, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ giảm, nhất là tàu vỏ thép…không phát huy hiệu quả.
Tại địa bàn huyện Nghi Xuân đang tồn đọng một số dự án chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng triển khai chậm, một số ý kiến đề xuất HĐND tỉnh cho ý kiến tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Bí thư Huyện ủy Phan Tấn Linh kết luận phiên thảo luận
Bí thư Huyện ủy Phan Tấn Linh - Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh bầu tại Nghi Xuân đánh giá cao ý kiến đóng góp của đại biểu về các nội dung thảo luận, đồng thời nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến mà đại biểu quan tâm. Tổ đại biểu sẽ tổng hợp, nghiên cứu để trình lên Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII sắp tới.
Sáng 19/4, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp tổ chức lễ khởi công, khánh thành đồng thời trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn. Điểm cầu Hà Tĩnh diễn ra ở nút giao QL8A (Km479+300) thuộc xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ với lễ thông xe tuyến Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng.
Tại hội nghị tiếp xúc với ĐBQH tỉnh, cử tri TP Hà Tĩnh kiến nghị nội dung liên quan đến chính sách cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách cấp xã cùng những vấn đề "nóng" như thuốc giả, sữa giả...
2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật và các dự án khởi công, khánh thành đồng loạt ở cả 3 miền là hoạt động ý nghĩa hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ông Nguyễn Trung Thành – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Hà Tĩnh được Cục trưởng Cục Thống kê giao Phụ trách Chi cục Thống kê Hà Tĩnh từ ngày 1/4/2025.
Qua quá trình thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, các đại biểu đã biểu quyết và thông qua 12 nghị quyết chuyên đề tại Kỳ họp thứ 26 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu quá trình hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã cần bám sát yêu cầu chỉ đạo của Trung ương, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, có chọn lọc, phù hợp thực tiễn; đảm bảo hài hòa giữa kế thừa, ổn định và đổi mới, mở rộng không gian phát triển...
Tuyến đường vào ra Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Trạm Y tế xã Cẩm Nhượng... xuống cấp nghiêm trọng nên cử tri huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đề nghị các cấp quan tâm sửa chữa.
Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có văn bản gửi thành ủy, tỉnh ủy về định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến hoặc lấy phiếu qua trang thông tin điện tử, họp biểu quyết đại diện hộ gia đình ở xã, thôn, tổ dân phố... về sáp nhập tỉnh, xã.
Với việc xếp thứ 6 cả nước về Chỉ số PAPI năm 2024 đã cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của Hà Tĩnh trong tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân.
BCH Đảng bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh vừa tổ chức họp thảo luận các nội dung liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải giao các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Tại hội nghị tiếp xúc với đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, cử tri Thạch Hà trao đổi nhiều ý kiến liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số vấn đề bức thiết trong đời sống.
Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Cần có chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách, xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu... là những vấn đề "nóng" được cử tri Vũ Quang tâm huyết gửi gắm tới Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cùng 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm TP Hà Nội, TP Huế và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 1227 tỉnh Hà Tĩnh là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thông qua một số tờ trình quan trọng và miễn nhiệm Ủy viên UBND huyện đối với các đồng chí đã thay đổi vị trí công tác.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho khoảng 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.