Nguyên tắc thức khuya không mệt mỏi vào ngày tết

Những bữa tiệc thâu đêm có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu. Làm thế nào để thức đêm mà vẫn giúp bạn giữ gìn sức khỏe?

Theo Daily Mail, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức khuya khiến bạn chỉ được ngủ vài tiếng, hoặc không ngủ, có thể khiến bộ não trở nên kém tỉnh táo và phản ứng chậm hơn đáng kể.

Tuy nhiên, Giáo sư tâm lý học Richard Wiseman thuộc Đại học Hertfordshire (Anh) đã tiết lộ hai bí quyết đơn giản nhưng lại rất hiệu quả giúp bạn duy trì sự tỉnh táo, tránh những thiệt hại do thức khuya, ngủ ít gây ra.

nguyen tac thuc khuya khong met moi vao ngay tet

Thức khuya thường khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau. Ảnh: Today.

Quy tắc 90 phút

Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ đều có một mẹo nhỏ giúp họ tỉnh táo vào ngày hôm sau. Thông thường chu kỳ giấc ngủ bao gồm năm giai đoạn, trong đó bốn giai đoạn của non-REM (chuyển động mắt nhanh) và giai đoạn cuối là REM (ngủ sâu). Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút, và có khoảng thời gian dừng ngắn trước khi một chu kỳ mới bắt đầu.

Quá trình này thường lặp đi lặp lại trong 4-5 chu kỳ một đêm. Nói cách khác, nếu bạn ngủ tự nhiên, không có đồng hồ báo thức hoặc các rối loạn về giấc ngủ, bạn sẽ thức giấc trung bình sau khoảng thời gian là bội số của 90 phút.

Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn khi thức giấc vào cuối một chu kỳ ngủ 90 phút. Bởi lúc đó, bạn sẽ gần nhất với trạng thái tỉnh táo bình thường.

Vì vậy, để tối đa hóa cơ hội có được điều này, bạn nên lưu ý tới thời điểm muốn thức dậy, sau đó trừ đi từng khoảng thời gian 90 phút để tìm ra thời điểm cần đi ngủ dù thức khuya.

Nếu bạn muốn thức giấc vào lúc 8h, và đi ngủ vào khoảng nửa đêm. Tính ngược lại từng khoảng 90 phút sẽ ra kết quả là: 8h > 6h30 > 5h > 3h30 > 2h > 12h30 > 23h. Theo đó, những khoảng thời gian này sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo nếu muốn thức dậy vào 8h sáng hôm sau.

Ngủ ngắn vào buổi trưa

Rất nhiều thí nghiệm đã chứng minh lợi ích của việc ngủ trưa. Việc cho đầu óc được nghỉ ngơi dù chỉ vài phút mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn có trí nhớ tốt hơn, tỉnh táo hơn, nâng cao khả năng phản ứng và năng suất lao động, thậm chí còn có lợi cho sức khỏe.

Điều quan trọng là bạn phải biết sử dụng tốt thời gian ngủ trưa của mình. Nhịp sinh học tự nhiên trong cơ thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của chúng ta trong ngày, nên thời điểm tốt nhất để chợp mắt là khi mức năng lượng sụt giảm. Thời điểm này phụ thuộc vào lúc bạn thức dậy vào buổi sáng.

nguyen tac thuc khuya khong met moi vao ngay tet

Thời gian ngủ trưa lý tưởng cho những "cú đêm". Ảnh: Dailymail.

Đừng lo lắng nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ vào thời điểm lý tưởng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần nằm xuống với ý định sẽ chợp mắt cũng đủ làm giảm huyết áp có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn cần sự tỉnh táo sau khi ngủ trưa, uống một tách cà phê hoặc đồ uống chứa caffeine ngay trước khi ngủ. Caffeine sẽ phát huy tác dụng sau 25 phút uống, đúng thời điểm bạn thức dậy.

Nếu bạn muốn cực kỳ tỉnh táo ngay sau một giấc chợp mắt ngắn ngủi, hãy uống một tách cà phê hoặc đồ uống có caffein khác ngay trước khi ngủ. Caffein sẽ bắt đầu phát huy tác dụng khoảng 25 phút sau khi uống, đúng vào lúc bạn bắt đầu tỉnh.

Theo Zing

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast