Thử thành công vaccine Covid-19 trên người

8 tình nguyện viên khoẻ mạnh được tiêm thử vaccine đã sinh kháng thể đặc hiệu chống lại nCoV.

Kết quả được công ty công nghệ sinh học Moderna công bố ngày 18/5. Vaccine Covid-19 đầu tiên thử nghiệm trên người dường như an toàn và có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch.

8 tình nguyện viên được tiêm thử hai liều vaccine, bắt đầu từ tháng 3 năm nay. Kết quả cho thấy nồng độ kháng thể sản sinh bằng với người đã khỏi Covid-19, đủ để ngăn ngừa virus nhân lên.

Đại diện công ty cho biết họ đang tăng tốc nghiên cứu. Giai đoạn hai, với sự tham gia của 600 người, sẽ bắt đầu sớm. Giai đoạn ba dự kiến diễn ra vào tháng 7, trên hàng nghìn tình nguyện viên khoẻ mạnh.

Thử thành công vaccine Covid-19 trên người

Dược sĩ tại Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington tiêm thử vaccine cho tình nguyện viên hồi tháng 3. Ảnh: AP

Trước đó, ngày 7/5, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận cho Moderna tiến hành thử nghiệm giai đoạn hai.

Theo tiến sĩ Tal Zaks, giám đốc y tế của công ty, nếu kết quả khả quan, vaccine ngừa Covid-19 dự kiến sẽ có vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021.

“Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sản xuất nhiều (liều vaccine) nhất có thể”, tiến sĩ Zaks nói.

Hiện chưa có phương pháp chính thức để ngăn ngừa và điều trị Covid-19. Hàng chục hãng dược tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc ráo riết chạy đua để sản xuất vaccine bằng hình thức khác nhau. Tương tự Moderna, một số đơn vị sử dụng công nghệ dựa trên RNA thông tin (vật liệu di truyền).

Trước đó, công ty cho biết các cá thể chuột nhiễm bệnh được tiêm thử đã sinh kháng thể, có khả năng ngăn chặn virus nhân lên.

Ba liều tiêm thử có nồng độ thấp, trung bình và cao. Kết quả ban đầu của Moderna dựa trên thử nghiệm liều thấp và trung bình ở người.

Tác dụng phụ duy nhất của vaccine là làm đỏ và đau bắp tay nơi tiêm chủng. Khi dùng liều cao nhất, ba bệnh nhân bị sốt, căng cơ và đau đầu. Các triệu chứng biến mất sau một ngày. Tuy nhiên thử nghiệm liều cao bị loại bỏ trong các nghiên cứu tiến hành sau đó, bởi vaccine liều thấp đủ để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus.

“Liều càng thấp, chúng tôi càng sản xuất được nhiều vaccine hơn”, tiến sĩ Zaks nói.

Theo Thục Linh/VnE

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?