Sri Lanka, quốc gia vỡ nợ, thông báo sẽ bán thị thực dài hạn để thu hút ngoại tệ giúp đất nước đối mặt khủng hoảng tài chính.
Chính phủ Sri Lanka hôm nay thông báo người nước ngoài đặt cọc tối thiểu 100.000 USD sẽ được cấp phép sinh sống và làm việc ở Sri Lanka 10 năm theo Chương trình Thị thực Thiên đường Vàng. Số tiền này sẽ được giữ trong tài khoản ngân hàng địa phương suốt thời gian lưu trú.
“Chương trình giúp Sri Lanka tại thời điểm mà chúng tôi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ khi độc lập”, Bộ trưởng Truyền thông Nalaka Godahewa hôm nay cho biết.
Người biểu tình gần văn phòng Tổng thống Sri Lanka ở Colombo hôm 20/4. Ảnh: AFP
Chính phủ cũng chấp thuận cấp thị thực 5 năm cho bất kỳ người nước ngoài nào chi tối thiểu 75.000 USD mua một căn hộ trên đảo.
Nhiều tháng mất điện kéo dài, lạm phát kỷ lục và tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu trầm trọng đã làm dấy lên sự bất mãn ngày càng tăng của người dân Sri Lanka, quốc gia đang đối mặt tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất từ khi độc lập năm 1948.
Hàng nghìn người đã biểu tình bên ngoài văn phòng Tổng thống Gotabaya Rajapaksa yêu cầu ông từ chức. Chính phủ đã phát tín hiệu sẵn sàng xem xét cải cách hiến pháp để nhường lại quyền lực của Tổng thống, người tự trao quyền được bổ nhiệm và miễn nhiệm bộ trưởng, thẩm phán và công chức sau cuộc bầu cử năm 2019.
Sri Lanka hôm 12/4 tuyên bố vỡ nợ. Nền kinh tế sụp đổ sau khi đại dịch Covid-19 làm sụt giảm nguồn kiều hối và doanh thu du lịch, nguồn đóng góp chính cho GDP đất nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ tiếp tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine, trong đó có các hệ thống phòng không Patriot, với cam kết Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh toán toàn bộ chi phí.
Ít nhất 59 người đã thiệt mạng ở Gaza trong ngày 12/7 do những cuộc không kích của Israel hoặc bị bắn chết trên đường đến địa điểm phân phối hàng cứu trợ.
Theo báo cáo, sự nhầm lẫn trong buồng lái ngay trước khi chiếc Boeing rơi, sau khi hai công tắc ngắt nhiên liệu động cơ gần như đồng thời bị kích hoạt, đã khiến máy bay ngừng cấp nhiên liệu.
Từ ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải trên 1.350 nhân viên làm việc trong nước, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy một cuộc cải tổ chưa từng thấy đối với ngành ngoại giao.
Ngày 11/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tiết lộ “khả năng cao” Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, song chưa có thời điểm cụ thể nào được thảo luận.
Các vụ tấn công tàu hàng liên tiếp trên Biển Đỏ cho thấy lực lượng Houthi đang gia tăng áp lực nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza, bất chấp các rủi ro đối với an toàn hàng hải quốc tế.
Nghiên cứu mới cho thấy nhiệt độ tại nhiều thành phố châu Âu đã tăng thêm tới 4 độ C do biến đổi khí hậu, khiến các đợt nắng nóng trở thành “kẻ giết người thầm lặng” và đe dọa hàng nghìn sinh mạng.
Báo Vientiane Times ngày 10/7 đưa tin, lực lượng chức năng Lào vừa triệt phá một vụ vận chuyển ma túy với quy mô đặc biệt lớn, sử dụng xe bồn ngụy trang.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Air India xảy ra hồi tháng 6 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 11/7 tới, theo hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin am hiểu vấn đề.
Lực lượng chức năng Lào vừa triệt phá hai vụ án ma túy lớn tại các tỉnh Bolikhamxay và Bokeo, thu giữ tổng cộng hơn 1,6 triệu viên ma túy tổng hợp dạng amphetamine và hơn 200 gói ma túy đá.
Rạng sáng 9/7, Nga tiếp tục tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV), nhắm vào nhiều thành phố của Ukraine, bao gồm cả các khu vực ở vùng Tây xa xôi, cách tiền tuyến hàng trăm km.
Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo nội dung các bức thư mà Tổng thống Mỹ đăng tải, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan và Tunisia sẽ phải chịu mức thuế 25%...
Đồng yen Nhật Bản nối dài đà giảm so với đồng USD, giao dịch ở mức 146,44 yen/USD, trong khi đồng won Hàn Quốc có thời điểm giảm khoảng 1% so với đồng bạc xanh trước khi phục hồi nhẹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc; 25% đối với Malaysia và Kazakhstan, Nam Phi 30%, Myanmar và Lào 40%.