Sử dụng tài khoản người khác chiếm đoạt tài sản bị phạt đến 20 năm tù

(Baohatinh.vn) - Anh Lê Xuân Thanh (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Hành vi sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ sẽ bị xử lý như thế nào?

chuyen-nham-tien-vao-tai-khoan-nguoi-khac-co-lay-lai-duoc-khong-2506.jpg
Ảnh minh họa.

Trả lời:

Hành vi này xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an ninh mạng viễn thông, đồng thời xâm phạm quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự:

Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2-7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 2 lần trở lên;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Số lượng thẻ giả từ 50 đến dưới 200 thẻ;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

e) Gây thiệt hại từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7-15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

b) Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên;

c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người nào thực hiện hành vi sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ sẽ bị xử phạt cao nhất đến 20 năm tù.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Hà Tĩnh: Hơn 6.500 chủ ôtô chưa nộp phạt nguội

Hà Tĩnh: Hơn 6.500 chủ ôtô chưa nộp phạt nguội

Lũy kế đến nay, có 6.544 chủ phương tiện ôtô đã được lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát thông báo phạt nguội với các lỗi vi phạm khác nhau nhưng vẫn chưa chấp hành việc nộp phạt.
Cơn cuồng nộ sau bàn nhậu và 7 năm trả giá

Cơn cuồng nộ sau bàn nhậu và 7 năm trả giá

Vụ án xét xử Đỗ Ngọc Xuân (trú xã Tân Lâm Hương, TP Hà Tĩnh) về hành vi “Giết người” là lời nhắc nhở về hậu quả của hành động thiếu suy nghĩ, pháp luật không dung thứ cho bạo lực.
Trộm cần máy xúc, lĩnh 24 tháng tù giam

Trộm cần máy xúc, lĩnh 24 tháng tù giam

Sau khi tiêu xài số tiền bất chính do trộm cắp mà có, bị cáo Nguyễn Văn Hảo (trú phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) đã ra đầu thú và bị tuyên phạt 24 tháng tù giam.