Giá xăng dầu giảm xuống thấp nhất trong 13 năm qua là một trong những nguyên nhân khiến CPI tháng 4 giảm
Trong đó, 2 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng (hàng ăn và dịch vụ ăn uống; thiết bị và đồ dùng gia đình); 3 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm (đồ uống và thuốc lá; vật liệu xây dựng; giao thông); 6 nhóm còn lại (may mặc, mũ nón, giày dép; thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; giáo dục; giải trí, du lịch; hàng hoá và dịch vụ khác) không thay đổi so với tháng trước.
Theo đánh giá của Cục Thống kê, CPI trong tháng 4 giảm chủ yếu là vì giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh nên trong nước cũng đã thực hiện nhiều lần điều chỉnh giá. Chỉ trong tháng này, giá xăng dầu đã giảm thêm 2 lần liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua.
Giá xăng E5 không cao hơn 10.942 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 11.631 đồng/lít; giá dầu diesel không cao hơn 9.941 đồng/lít; dầu mazut không cao hơn 8.670 đồng/kg…..
Chỉ số CPI tháng 5 được dự báo tăng do các hoạt động, dịch vụ như ăn uống, lưu trú và du lịch lữ hành... hoạt động trở lại
Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện nghiêm chỉ đạo giãn cách xã hội, nhiều nhóm ngành kinh doanh, dịch vụ tạm thời đóng cửa đã làm cho sức mua và tiêu dùng cũng giảm mạnh, tác động lên chỉ số CPI trong tháng này.
Dự báo, chỉ số CPI tháng 5 có thể tăng. Việc cho phép hoạt động trở lại các ngành hàng dịch vụ sẽ tác động đến cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ, nhất là đối với ăn uống; lưu trú và dịch vụ lữ hành; điện và nước sinh hoạt...
CPI bình quân 4 tháng đầu năm nay vẫn đang tăng 4,76%
Tuy CPI tháng 4 có giảm, nhưng CPI bình quân 4 tháng đầu năm nay vẫn đang tăng 4,76% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, gây áp lực lên việc ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát.
Vì vậy, các ban, ngành, đơn vị liên quan cần tiếp tục theo dõi sát biến động thị trường toàn tỉnh để có những điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là diễn biến giá cả, nhu cầu tiêu dùng của người dân sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.