Sudan: Quân đội lo ngại xảy ra bạo lực trong cuộc biểu tình quy mô lớn

Tướng Mohamed Hamdan Dagalo cảnh báo sẽ không dung thứ đối với bất cứ hành vi phá hoại nào trong cuộc biểu tình quy mô lớn đã được lên kế hoạch.

Sudan: Quân đội lo ngại xảy ra bạo lực trong cuộc biểu tình quy mô lớn

Biểu tình tại thủ đô Khartoum, Sudan, ngày 31/5. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 29/6, Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) ở Sudan, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo cảnh báo sẽ không dung thứ đối với bất cứ hành vi phá hoại nào trong cuộc biểu tình quy mô lớn đã được lên kế hoạch, song vẫn khẳng định rằng giới tướng lĩnh sẽ trao quyền lực cho một chính quyền dân sự.

Lời cảnh báo của ông Dagalo được đưa ra trong bối cảnh Phong trào phản kháng, mang tên Liên minh Tự do và Thay đổi, đã kêu gọi một triệu người dân tham gia cuộc tuần hành ở thủ đô Khartoum trong ngày 30/6 để phản đối việc các tướng lĩnh quân đội nắm quyền lãnh đạo đất nước sau khi lật đổ cựu Tổng thống Omar al-Bashir ngày 11/4.

Đây là lời kêu gọi biểu tình trên cả nước đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc biểu tình ngồi bên ngoài trụ sở quân đội ở Khartoum ngày 3/6 vừa qua, dẫn tới vụ trấn áp khiến nhiều người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Trong bài phát biểu trước đám đông được phát sóng trên Đài Truyền hình quốc gia, được cho là nhằm thẳng vào những người tổ chức biểu tình, ông Dagalo nói: “Có những kẻ cố ý phá hoại, có những người có một chương trình nghị sự, một chương trình nghị sự ngầm, chúng tôi không muốn những vấn đề xảy ra.”

Trong một tuyên bố riêng rẽ khác, TMC nhấn mạnh, phong trào biểu tình sẽ phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với bất cứ hành vi bạo lực nào diễn ra trong ngày 30/6.

Tuyên bố của TMC khẳng định: “Đất nước đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ buộc Liên minh Tự do và Thay đổi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu bất cứ người nào thiệt mạng trong cuộc biểu tình.”

Căng thẳng giữa phong trào phản kháng và quân đội vẫn chưa có dấu hiệu xoa dịu sau cuộc trấn áp của lực lượng chức năng nhằm vào người biểu tình ngày 3/6.

TMC đã nắm giữ quyền lãnh đạo nước này kể từ khi Tổng thống Omar al-Bashir bị phế truất sau 30 năm cầm quyền. Trong nhiều tuần qua, những người biểu tình yêu cầu hội đồng này chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.

Ethiopia và Liên minh châu Phi (AU) đã đứng ra làm trung gian hòa giải giữa hội đồng quân sự và phong trào ủng hộ dân chủ đòi thành lập chính quyền dân sự ở Sudan. Các cuộc đàm phán đã đổ vỡ khi các lực lượng an ninh Sudan giải tán một khu trại của người biểu tình ở thủ đô Khartoum.

Theo những người tổ chức biểu tình, các cuộc trấn áp đã khiến ít nhất 130 người thiệt mạng tại nhiều khu vực của nước này./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.