Súng trường đặc nhiệm Nga có thể bắn xuyên tường

Súng trường ShAK-12 của đặc nhiệm Nga có thể xuyên thủng các bức tường kiên cố và hạ gục kẻ thù ẩn nấp phía sau với một phát bắn.

Xạ thủ khai hỏa súng ShAK-12 tại một trường bắn ở Nga tháng 6/2018. Video: YouTube/LazarevTactical

Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) năm 2001 đặt hàng một mẫu súng trường mới có thể xuyên phá giáp chống đạn và những bức tường kiên cố. Các kỹ sư Nga thiết kế mẫu súng ShAK-12 sử dụng đạn 12,7x55 mm với thiết kế bullpup để giảm chiều dài và khắc phục nhược điểm của AK-74 trong cận chiến.

“Yêu cầu chính đặt ra trong quá trình thiết kế ShAK-12 là một mẫu súng trường có khả năng bắn xuyên tường và tiêu diệt phần tử khủng bố, bất kể vị trí viên đạn bắn trúng trên cơ thể”, cựu đặc nhiệm FSB Ivan Alekseev cho biết.

Cựu đặc nhiệm giải thích AK-74 và ShAK-12 được chế tạo cho các nhiệm vụ khác nhau của đặc nhiệm Nga. AK-74 có thể hoạt động hiệu quả trong thời tiết khắc nghiệt và tiêu diệt mục tiêu cách xa 300 m trong không gian mở, trong khi ShAK-12 không phù hợp để tấn công các mục tiêu cách xa từ 150 m trở lên.

Súng trường đặc nhiệm Nga có thể bắn xuyên tường

Súng trường ShAK-12 với kính quang học, tay cầm và ống giảm thanh. Ảnh: Sputnik .

“Đạn của AK-74 có sơ tốc lớn và khả năng xuyên phá tốt, song lại nhẹ và không đủ sức xuyên qua các chướng ngại vật. ShAK-12 uy lực hơn ở cự ly ngắn, súng sử dụng đạn nặng và lớn để xuyên qua một số loại tường, nhưng đầu đạn di chuyển thấp dần khi bay xa”, Alekseev nói.

Đạn 12,7x55 mm với sức sát thương cao mang lại uy lực đáng sợ cho ShAK-12, Alekseev nhận định. Mẫu súng này chủ yếu được an ninh Nga sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố đang diễn ra tại khu vực Kavkaz.

Nikolai Litovkin, biên tập viên trang RBTH, cho biết ShAK-12 có kích thước khá lớn và là mẫu súng trường tấn công rất nặng với trọng lượng 6 kg khi lắp ống giảm thanh.

“Đạn của ShAK-12 có sức công phá mạnh đến mức không thể tin được. Một phát đạn có thể làm viên gạch nổ tung, sức giật của súng để lại vết bầm trên vai bạn”, Litovkin kể về trải nghiệm khai hỏa khẩu súng này.

Phiên bản hiện đại của ShAK-12 có ray Picatinny phía trên nắp hộp khóa nòng và dưới ốp lót tay, cho phép gắn các phụ kiện như kính ngắm, đèn pin, súng phóng lựu hoặc tay cầm.

ShAK-12 sử dụng hai loại giảm thanh, một có kích thước lớn và một nhỏ hơn. Giảm thanh cỡ lớn giúp cân bằng trọng tâm của ShAK-12 và cho phép xạ thủ nhắm mục tiêu ở khoảng cách xa dễ dàng hơn.

So với các mẫu súng tương tự của Mỹ, súng ShAK-12 có thiết kế đơn giản hơn. Các mẫu súng trường 12,7 mm của Mỹ thường được dùng để đi săn, trong khi ShAK-12 phục vụ trong các lực lượng đặc nhiệm và phải chịu được điều kiện thời tiết cùng chiến trường khắc nghiệt nhất.

Litovkin nhận định ShAK-12 là vũ khí chỉ dùng cho một số tình huống nhất định, do nó có trọng lượng và kích thước lớn, cùng hỏa lực rất mạnh.

Mẫu súng này không phù hợp trong các cuộc giao tranh trong không gian mở do đơn vị cơ động được trang bị súng có tầm bắn xa hơn có thể áp đảo xạ thủ dùng ShAK-12. Với khả năng xuyên phá các bức tường và cửa, ShAK-12 là lựa chọn tuyệt vời khi phải tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp trong vị trí kiên cố.

Theo Nguyễn Tiến/VnExpress (RBTH )

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.