“Tại anh... dở nên em phải giỏi"

“Thật tình là vợ tôi giỏi lắm”. Anh cúi xuống, đôi bàn tay bưng mặt vẻ bất lực khiến người đối diện nhói lòng.

Đôi vai rộng gồng lên gù gù đối ngược với dáng người cong xuống. Mấy vệt trầy xước do va quẹt giao thông tối qua trên bàn tay anh như đang rịn máu…

tai anh do nen em phai

Ảnh mang tính minh họa

Câu thứ hai anh nói vẫn là “vợ tôi giỏi lắm”. Mà vợ anh giỏi thật, từ chạy chợ bán khô mắm khi mới lấy anh, rồi bán cửa hàng mỹ phẩm, chăn drap-gối-nệm, khoảng chục năm nay thì làm chủ thảo hụi. Chị tháo vát vậy mới đủ nuôi hai đứa con học đại học, một đứa đã ra trường đi làm.

Còn anh, chỉ yên phận với đồng lương một cán bộ văn hóa chuyên trách việc cổ động, chẳng qua là làm cho có việc. Thấy vợ cực khổ, mấy lần anh bàn, hay để anh nghỉ việc, ra ngoài cùng làm với chị cho đỡ tay đỡ chân. Vợ anh gạt đi: “Cái chân “nhà nước” bao nhiêu người muốn không được, anh đang yên lành sao lại bỏ? Cứ làm nhà nước cho mẹ con em và họ hàng nở mặt, tất cả đã có em lo”.

Đúng là vợ anh lo được tất cả. Từ căn nhà gạch nền đất những năm 1990, đến năm 2000 đã thành nhà tường nền gạch bông, qua 2005 lại có thêm một khu công trình phụ bề thế. Trong nhà thì hết phòng khách thay sa-lông mới, tới đổi cái tủ thờ. Phòng ngủ máy lạnh, cổng rào nới hết lượt này đến lượt khác cho đến khi hết đất mới thôi… Anh cản không nổi, cứ sáng đi chiều về đã thấy xong đâu đó. Vợ dấm dẳng: “Cái nhà này anh không phải lo gì cả, sao cứ cản em?”. Vậy là anh im lặng. Việc duy nhất anh có thể làm cho “cái nhà này” là tháng tháng nộp lương còn cả phong bì cho vợ, vợ cười mỉm chỉ tay về phía tủ, anh tự bỏ tiền vô đó là xong.

Quả thật, từ khi cưới nhau tới khi con gái lớn vào đại học, anh chưa một lần thấy mâm cơm thiếu cá thiếu thịt, cũng không hề biết trong nhà có bao nhiêu tiền. Lương anh “nộp” vợ từ hồi bốn trăm ngàn đồng/tháng, không nghe vợ kêu thiếu hụt gì, giờ là gấp mười lần, có nghĩa là giá cả cũng lên chừng ấy, nhưng cũng chưa nghe vợ than một tiếng; dù cái “vé” vào lớp 10 trường “điểm” của các con nghe đâu tới vài chục “chai”. Tất cả đã nhờ sự vén khéo của vợ, bóng đàn ông của anh ở trong nhà như chỉ để “làm đẹp đội hình”.

Con gái lớn vào đại học, anh bàn… đừng học cao, cứ kiếm cái nghề, lấy thằng chồng biết làm ăn là yên. Chứ như ba đây, không biết làm gì phụ vợ, thấy mẹ con cực chỉ đứng nhìn. Vợ anh gạt ngang, con gái là phải học đến nơi đến chốn, thiên hạ mới nể. Ba mày đồng lương chết đói, tao đổ mồ hôi xót con mắt mới ra tiền, mày phải cố học, ngành gì phải cho sang sang. Con nhỏ cũng xinh, vốn tiếng Anh kha khá, nghe lời mẹ, học ngành du lịch, giờ làm hướng dẫn viên cho một công ty lữ hành có tiếng.

Thằng con trai vừa xong lớp 12 nhưng từ dạo nó học cuối lớp 10, anh đã nghe vợ dính vào mấy vụ lao xao vỡ nợ, bể hụi. Vài lần anh đi làm về, thấy nhà có khách, bàn tán rôm rả nhưng thấy anh là nín bặt, tản đi. Hiếm khi có lúc cha con bên nhau, thằng con nhắc: “Ba coi coi mẹ sao nhe! Lúc này nghe nói mẹ bể hụi mấy trăm triệu, không khéo nhà mình ra đường mà ở”. Anh trấn an, mẹ con đủ tài “kinh bang tế thế”, sao lại vướng mấy vụ đó được, bà ấy không ăn của người ta thì thôi…

Có hôm nửa đêm thức giấc, anh nghe vợ thì thầm điện thoại với ai đó. Để ý kỹ, hóa ra là bà chị đã theo chồng ra nước ngoài. Bà gọi về thăm hỏi, bảo có khó khăn gì thì nói bà giúp. Vợ anh đáp cứng: “Em vẫn còn cầm cự được”. Vậy đúng là vợ gặp chuyện thật rồi. Anh lo lắm, hỏi xa hỏi gần, kể mấy vụ bể hụi, giật nợ báo chí đăng nhan nhản. Vợ không hưởng ứng, chỉ ậm ừ, luôn tỏ ra cứng cỏi. Anh sợ bị mắng là “trù ẻo” nên thôi.

Bẵng đi vài hôm, trong một bữa cơm anh thấy vợ mặt ủ mày chau, thở dài thở ngắn. Hỏi, vợ bảo chuyện đàn bà chút thôi, anh đừng lo. À mà sếp phó của anh dịp này lên sếp trưởng chưa? Anh ngẩn người, sao hôm nay vợ lại quan tâm đến chuyện cơ quan anh? Là vì… ông phó đó là họ hàng xa nhà mình, ông lên trưởng, biết đâu chức phó lại đến tay anh cho vợ con nhờ! Anh cười bảo vợ khéo đùa, cơ quan còn ba, bốn chuyên viên, đâu tới lượt anh mà mơ. Nỗi lo lắng của vợ được lấp liếm bằng chuyện của anh là vậy.

Vợ lại đi về muộn. Bữa cơm chỉ có hai cha con. Thằng con lại bảo: “Ba coi bữa nào rảnh việc thì về sớm chở mẹ đi công chuyện chứ mẹ bắt con chở hoài, con mắc học mà cũng rất sợ”. Anh hỏi chuyện gì, con nói chỉ làm tài xế thôi, đi gần tới nơi thì mẹ cho mấy chục ngàn uống cà phê, nên con cũng không rõ lắm. Hôm qua anh về sớm, vừa đến cổng đã thấy thằng con mặt “chằm vằm” dắt xe ra. Theo sau là vợ anh, nét mặt đầy lo lắng. Anh giành tay lái. Thằng nhỏ như trút được gánh nặng. Chị ngồi sau lưng chồng bảo “đi tới quán cà phê A. thì anh dừng lại nhé, em đi vào hẻm B. có việc chút”. Anh ậm ừ, chở vợ vút vào hẻm B. luôn.

Thì ra vợ bể hụi thật. Nhà ấy của chủ thảo, hàng chục người đang vây quanh chiếc cổng im ỉm. Lạ là bà nào cũng đầu tóc bung thùa, mặt mày hốc hác nhưng toàn tự làm chủ tay lái. Trong đám phụ nữ hỗn loạn đó, chỉ có mình anh là đàn ông. Không cần hỏi vợ, chỉ nghe các bà chửi bới chủ thảo, anh cũng biết vụ bể hụi này hàng chục tỷ đồng. Vợ anh, “út ít” hơn cả, nhưng cũng đến bốn trăm triệu.

Đường về, vợ cứ đấm thùm thụp vào ngực, nói tại em cả tin nên mới ra nông nỗi. Nhà ta mất số tiền đó là hết thật rồi. Lãi suất mười hai phần trăm nên mấy năm nay em mới kiếm được nhiều như vậy. Giờ hết thật rồi. Vợ hết đấm ngực lại trì níu, cào cấu lưng chồng, lu loa tại anh… dở nên em phải giỏi, giờ mới ra cớ sự. Anh bảo vợ bình tĩnh, về nhà sẽ nói chuyện, nhưng vợ gào lên: “Bình tĩnh! Chỉ có anh là bình tĩnh được chứ em của đau con xót, làm sao bình tĩnh?”. Chị còn giật giật tay chồng phản đối. Một chiếc xe tải chạy vụt qua làm vũng nước mưa to tướng trên đường bắn đầy mặt anh. Mớ đá vá đường bỏ lổn nhổn lại thêm cái giật tay của vợ làm anh lạc tay lái, ngã xe… Vợ gãy chân, anh may mà chỉ trầy trụa đôi chút.

Tôi khuyên anh, dù gì chuyện cũng đã lỡ, “nhân dịp” chị bị tai nạn này mà to nhỏ nhắc chị, đồng tiền quý nhưng không bằng tính mạng con người. Nếu tối qua không chỉ là gãy chân mà “đoàn tụ ông bà” luôn thì có phải phí cả đời không. Xem như làm lại từ đầu, có một bài học, sau này tuy khó khăn nhưng còn sống là còn tất cả. Anh ngồi im, đôi bàn tay bưng lấy mặt. Mấy vết trầy không băng bó lại như rịn máu…

Theo Kim An/phunuonline.com.vn

Đọc thêm

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ tín dụng để dễ quản lý và tránh rủi ro về tài chính. Việc sử dụng nhiều thẻ có thể dẫn đến việc quên thanh toán hàng tháng.
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.