Tấm gương sáng về tự học và học tập suốt đời của đồng chí Tô Hiệu

(Baohatinh.vn) - Không chỉ là một thanh niên yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ cộng sản tiền bối tiêu biểu của Đảng ta, đồng chí Tô Hiệu còn là tấm gương sáng về việc tự học và học tập suốt đời để cho thế hệ trẻ hôm nay noi gương.

Tấm gương sáng về tự học và học tập suốt đời của đồng chí Tô Hiệu

Nhà cách mạng Tô Hiệu và cây đào đồng chí đã trồng tại Nhà tù Sơn La. Ảnh tư liệu

Ngay từ nhỏ, Tô Hiệu đã tỏ ra thông minh và học giỏi, khiến bạn bè và anh em trong gia đình, dòng họ khâm phục. Mùa thu năm 1923, Tô Hiệu bắt đầu cuộc hành trình tự lập trong cuộc đời, được gia đình cho xuống Hải Dương học trường tỉnh. Vì tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí bị nhà trường thực dân đuổi học phải chuyển lên Hà Nội. Tại ngôi trường mới, đồng chí Tô Hiệu vẫn tích cực tham gia các phong trào yêu nước và được kết nạp vào Học sinh đoàn - một tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Quá trình hoạt động cách mạng, mặc dù hai lần bị địch bắt và đày ải ở nhà tù Côn Đảo và nhà tù Sơn La - một trong những nơi được xem là “địa ngục trần gian”, nhưng Tô Hiệu đã cùng các đồng chí của mình biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Đồng chí đã tìm hiểu, mở rộng các mối quan hệ với các tù nhân, từ đó dần gần gũi, học tập và tham gia các hoạt động trong tù của những người tù cộng sản.

Tấm gương sáng về tự học và học tập suốt đời của đồng chí Tô Hiệu

Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng. Ảnh Haiphong.gov.vn.

Tại nhà tù Côn Đảo (1930 - 1934), theo sự hướng dẫn của các đảng viên cộng sản, Tô Hiệu tích cực tham gia các hoạt động trong tù và không ngừng học tập, rèn luyện bản thân. Cũng tại đây, Tô Hiệu chính thức trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương khi 20 tuổi.

Sau khi mãn hạn tù trở về làng Xuân Cầu, mặc dù thường xuyên bị mật thám theo dõi nhưng đồng chí Tô Hiệu vẫn không ngừng tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao dân trí, dân sinh, thể lực cho thanh, thiếu niên. Đồng chí còn mở lớp dạy học tại nhà cho trẻ em trong làng. Qua lớp học, đã giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc cho các em. Không chỉ vậy, với mong muốn thế hệ trẻ trong vùng được mở mang kiến thức, đồng chí Tô Hiệu đã vận động bà con trong làng, người làng làm ăn ở xa góp công, góp của xây dựng Trường Kiêm bị Xuân Cầu, một hình thức trường tiểu học chỉ có ở huyện lỵ lúc ấy.

Trong thời gian ở nhà tù Sơn La (1939 - 1944), đồng chí đã vượt lên bệnh tật không ngừng làm việc, viết các bài tuyên truyền, lý luận cách mạng, lãnh đạo anh em tù đấu tranh thông qua tổ chức công tác giáo dục trong tù, viết nhiều tài liệu quan trọng cho chi bộ, mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn các cuộc đấu tranh…

Đối với người dân trong dòng họ Tô ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang (Hưng Yên), đồng chí Tô Hiệu được xem là người cộng sản đầu tiên làm công tác khuyến học. Phát huy tinh thần tự học và nỗ lực học tập của đồng chí Tô Hiệu, quê hương đồng chí luôn là địa phương dẫn đầu về phong trào khuyến học, khuyến tài, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ.

Tấm gương sáng về tự học và học tập suốt đời của đồng chí Tô Hiệu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La cùng thân nhân gia đình đồng chí Tô Hiệu và các đại biểu tham quan triển lãm về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tô Hiệu tại nhà tù Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN.

Trong những ngày diễn ra hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022), chúng ta lại bồi hồi nhớ đến cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Tấm gương sáng về tự học, nỗ lực học tập của đồng chí vẫn luôn vẹn nguyên giá trị đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng ta. Đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ về xây dựng thói quen học tập, học tập suốt đời nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 và bắt kịp với thời đại xã hội số hiện nay.

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đồng chí là một thanh niên yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ cộng sản tiền bối tiêu biểu của Đảng ta.

Từ lúc 14 tuổi, đồng chí đã tham gia các phong trào bãi khóa, để tang cụ Phan Châu Trinh; được kết nạp vào Học sinh đoàn - một tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, làm nhiệm vụ tuyên truyền, phát truyền đơn, treo cờ, giăng biểu ngữ, dán áp phích…

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đến năm 1930 đồng chí Tô Hiệu bị thực dân Pháp bắt, kết án “4 năm tù giam và phạt 50 đồng vì tội gia nhập tổ chức bí mật và có hành vi bạo lực”, đày đi Côn Đảo. Lúc này, Tô Hiệu càng trở nên gần gũi và học tập những người tù cộng sản, từng bước tham gia vào các hoạt động trong tù. Cũng tại đây, Tô Hiệu chính thức trở thành đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương khi 20 tuổi.

Năm 1934, đồng chí bị thực dân Pháp đưa về quản thúc ở quê hương Xuân Cầu, Văn Giang. Mặc dù bị quản thúc nhưng đồng chí không chịu khuất phục, vừa tìm hiểu tình hình và gây dựng phong trào cách mạng ở quê hương, vừa tìm mọi cách vượt qua sự bao vây, phong tỏa của địch để bắt liên lạc với Đảng.

Năm 1939, trong quá trình đi kiểm tra việc in truyền đơn ở Hải Phòng, đồng chí Tô Hiệu bị địch bắt. Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân và căn bệnh hiểm nghèo, vào hồi 10h15 phút, ngày 7/3/1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại nhà tù Sơn La và được an táng tại nghĩa trang Gốc Ổi (nghĩa trang nhà tù Sơn La) trong niềm tiếc thương vô hạn của anh em, đồng chí.

Trường Chính trị Trần Phú

Chủ đề Sự kiện

Đọc thêm

Tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về những nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Báo Hà Tĩnh ra mắt chuyên trang đặc biệt về đại hội Đảng

Báo Hà Tĩnh ra mắt chuyên trang đặc biệt về đại hội Đảng

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn chuyên trang về đại hội Đảng trên Báo Hà Tĩnh phải thực sự là cẩm nang đặc biệt, góp phần đưa đại hội Đảng các cấp không chỉ là sự kiện chính trị mà tạo thành phong trào thi đua rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.
Kiêu hãnh "nhớ về", vững tin đi tới!

Kiêu hãnh "nhớ về", vững tin đi tới!

Thấm nhuần quan điểm của Đảng và ghi nhớ sâu sắc các bài học của lịch sử, cán bộ, đảng viên, người dân Hà Tĩnh luôn giữ vững niềm tin tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng.
Chuyên trang đặc biệt của Báo Hà Tĩnh về Đại hội Đảng

Chuyên trang đặc biệt của Báo Hà Tĩnh về Đại hội Đảng

Đây là lần đầu tiên, một chuyên trang thông tin đặc biệt được Báo Hà Tĩnh thực hiện công phu với sự kết hợp đa dạng, sinh động của nhiều dạng thức, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động báo chí.
Cất cánh trong gió mới

Cất cánh trong gió mới

Để cất cánh, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, những gánh nặng phải được trút bỏ, đồng thời tạo khí thế mới, quyết tâm mới, khơi thông mọi nguồn lực trong xã hội. Cổ nhân dạy: “Chờ cơ mà hành động - được thời ắt thành”. Thời cơ đã đến, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải thống nhất nhận thức và hành động, thúc đẩy đất nước phát triển vững mạnh.
Nhiều hoạt động mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Nhiều hoạt động mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ báo công dâng Bác và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu; lãnh đạo huyện Thạch Hà đến dâng hương tại di tích lịch sử cấp quốc gia nhà thờ cụ Mai Kính và di tích lịch sử cấp quốc gia đình Đỉnh Lự.
Sáng mãi tinh thần người cộng sản kiên trung

Sáng mãi tinh thần người cộng sản kiên trung

Trong các thế hệ tiền phong thời dựng Đảng, Đảng bộ và quê hương Hà Tĩnh tự hào có 2 Tổng Bí thư của Đảng: Đồng chí Trần Phú và đồng chí Hà Huy Tập. Trên cương vị của mình, các đồng chí đã có nhiều cống hiến cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam, nêu tấm gương suốt đời chiến đấu, hy sinh anh dũng vì độc lập dân tộc, vì CNXH.
80 năm sắt son niềm tin với Đảng

80 năm sắt son niềm tin với Đảng

105 tuổi đời, 80 năm tuổi Đảng, sức khỏe có thể yếu đi nhưng niềm tin, lý tưởng của đảng viên Nguyễn Văn Bảy (SN 1920, thôn Trung Long, xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) với Đảng vẫn luôn vững bền.
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt những bước phát triển vững mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân, tỉnh đạt những thành tựu ấn tượng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
Hà Tĩnh và “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng

Hà Tĩnh và “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng

Nếu nói “Đảng ta thật là vĩ đại” thì mỗi đảng bộ địa phương, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong cả nước là một bộ phận quan trọng làm nên sự vĩ đại đó. Nếu nói lịch sử Đảng ta là “một pho lịch sử bằng vàng” thì lịch sử của mỗi đảng bộ địa phương, của từng ngành, đơn vị là những trang vàng chói lọi mà nên. Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh là một trong những trang chói lọi như vậy.
Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết: Rạng rỡ Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.