Tăng lực đẩy cho F-135 Mỹ tin sẽ đánh bại đối thủ

Để tăng hiệu quả chiến đấu cho F-35 khi phải đối phó với đối thủ mạnh, Mỹ quyết định tăng lực đẩy cho động cơ F-135 của tiêm kích tàng hình này.

Việc tăng sức mạnh cho F-135 là một phần trong chương trình nâng cấp tiêm kích F-35 của Quân đội Mỹ. Theo Defense News, Bộ Quốc phòng Mỹ đã bắt đầu chi tiền cho chương trình nâng cấp này.

Việc nâng cấp động cơ của F-35 do nhà sản xuất Pratt & Whitney thực hiện thuộc Dự án GO2 - là dự án nối tiếp dự án GO1 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho lực lượng vũ trang Mỹ, đặc biệt là Không quân.

Tăng lực đẩy cho F-135 Mỹ tin sẽ đánh bại đối thủ

Động cơ F-135 sẽ được tăng cường lực đẩy.

Ở GO1 chỉ nhằm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của động cơ 5% và tăng lực kéo của động cơ chính lên 10%, thì GO2 khả năng của chúng sẽ được tăng cường hơn nữa và sẽ đưa F-35 tiến gần tới tiêm kích thế hệ thứ 6.

Nguyên mẫu loại động cơ của F-35 là F135 XTE68/LF do công do Pratt & Whitney giới thiệu năm 2013, sau đó trong 5 năm tiếp theo họ đã nhận được thêm 1 tỷ USD để hoàn thiện chúng. Dự án GO2 thực tế đã được bắt đầu từ tháng 3/2021.

Đại diện công ty sản xuất động cơ máy bay quân sự và dân sự này khẳng định rằng, với công nghệ hiện tại của công ty Pratt & Whitney, loại động cơ mới tạo ra sẽ đáp ứng yêu cầu của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6.

Theo Defense News, nhà sản xuất F-35, công ty Lockheed Martin sẽ không thay đối trong cấu trúc cơ bản của máy bay. Nhưng nếu các dự án GO1/GO2 thành công, người Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp F-35 thành máy bay tiêm kích tiệm cận thế hệ 6.

Nếu thành công thì đây là sự “lột xác” thực sự của F-35 bởi hiện nay, dự án này của Mỹ bị chỉ trích liên tục. Đại diện quân đội Mỹ, trong đó có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Patrick Shanahan đã nhiều lần chỉ trích rằng, tiêm F-35 gặp nhiều sự cố những thực tế từ năm 2014 đến nay, tiêm kích này không có gì đổi mới.

Thậm chí Không quân Mỹ đang xem xét việc hủy bỏ đơn đặt hàng 590 chiếc máy bay F-35, vì chiếc máy bay này quá đắt đỏ trong việc sử dụng và bảo quản, hơn nữa chúng được coi là một máy bay không an toàn. Tổng cộng, Mỹ đã chỉ ra 966 lỗi kỹ thuật và nhược điểm của F-35. Một con số khiến các chuyên gia hàng không đặc biệt lo ngại.

Với những người ủng hộ Lockheed Martin họ tìm mọi cách biện minh cho dự án này. Ví dụ họ cho rằng, phát triển một tiêm kích thế hệ mới đòi hỏi phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm để hoàn thiện chúng.

Nhưng một số chuyên gia cho rằng, nếu nâng cấp một máy bay chưa sẵn sàng chiến đấu ở thế hệ này thành một tiêm kích ở thế hệ sau thì khả năng chiến đấu của chúng sẽ khó có thể đạt được.

Thay vì muốn tạo ra tiêm kích thế hệ thứ 6, người Mỹ nên tập trung hoàn thiện khả năng chiến đấu của tiêm kích thế hệ thứ 5, như vậy sẽ thực tế và thiết thực hơn nhiều.

Theo Thanh Hà/baodatviet

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.