Tăng lương nhưng cần kiểm soát để tránh tăng giá

Chúng ta phải tăng lương với mục đích chăm lo cho người lao động, đại bộ phận là bậc lương thấp nhưng phải kiểm soát để tránh tăng giá.

Ngày 11/11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Trong đó, có việc tăng lương cơ sở từ 1 triệu 150 nghìn đồng lên 1 triệu 210 nghìn đồng/ tháng kể từ ngày 1/5/2016.

Tăng lương nhưng cần kiểm soát để tránh tăng giá ảnh 1

Ngày 11/11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 (Ảnh minh họa: Pháp luật & Đời sống)

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc cân đối thu chi để tăng lương. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần tính toán để kiểm soát tình trạng giá cả “ăn theo” mức tăng lương tối thiểu.

Việc điều chỉnh lương cơ sở sẽ được thực hiện từ ngày 1/5/2016, với mức tăng là 5%. Riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, người có hệ số lương dưới 2,34 và lực lượng vũ trang thì vẫn tiếp tục mức tăng 8% như đã thực hiện năm 2015. Chính phủ cũng giao cho các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách được giao tự cân đối để bố trí nguồn tăng lương.

Với mức tăng lương này, dự kiến ngân sách sẽ phải chi khoảng 11.000 tỷ đồng cho năm 2016. Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong điều kiện ngân sách gặp khó khăn vẫn cân đối được các nguồn thu chi để tăng lương, tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng bày tỏ lo lắng việc tăng lương có kéo theo giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng như thời gian qua hay không, nhất là khi chỉ vài ngày nữa, giá các dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng cùng với việc Chính phủ đã ban hành Nghị định về tăng học phí ở bậc đại học. Theo nhiều đại biểu, những tác động này sẽ gây khó khăn cho các đối tượng đang hưởng hương từ ngân sách nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Thái Học, đoàn Phú Yên nêu ý kiến: "Việc quản lý giá cả tiêu dùng hàng ngày, giá cả sinh hoạt để trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, đồng lương tăng không đáng là bao thì mức sinh hoạt, mức tiêu dùng của người dân vẫn không tăng và đảm bảo cuộc sống của người dân".

Nhiều đại biểu đánh giá, dù mức tăng lương lần này chưa nhiều nhưng đã thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ. Chúng ta phải tăng lương với mục đích chăm lo cho người lao động, đại bộ phận là bậc lương thấp nên việc tăng lương là hoàn toàn thỏa đáng. Việc cân đối ngân sách để tăng lương sẽ ảnh hưởng đến cân đối thu chi ngân sách, tác động đến các khoản chi khác. Bởi nếu không tăng lương, các khoản chi cho đầu tư phát triển khác có thể được tăng lên.

Đại biểu Huỳnh Thành Lập, đoàn TP HCM cho rằng, cần có các giải pháp kiềm chế lạm phát và cắt giảm những khoản chi không cần thiết:“Vấn đề đặt ra là tiền ở đâu. Thì chúng ta kiên quyết đi cắt khánh tiết, lễ hội, đi nước ngoài, tốn kém lắm, cần công bố là địa phương nào, bộ nào, đi nước ngoài làm gì, khánh tiết gì, để nhân dân biết thì sẽ có nguồn thôi. Bây giờ hỏi cắt ở đâu để có tiền tăng lương. Trước hết là Bộ Tài chính cần chỉ ra và công khai”.

Theo đại biểu Phùng Quốc Hiển, đoàn Yên Bái, điều quan trọng là chi theo yêu cầu thực tế phát sinh nhưng phải đảm bảo được nguồn bù đắp. Đối với việc tăng lương cũng vậy, để đảm bảo nguồn chi lâu dài phải tiếp tục giảm các nguồn chi liên quan đến lương và biên chế. Vấn đề sắp xếp lại bộ máy hành chính là một giải pháp cơ bản và đang được triển khai để giảm gánh nặng ngân sách, đảm bảo vẫn hoạt động hiệu quả mà không tăng biên chế:

“Việc sắp xếp lại, thực ra chúng ta đã làm rồi, bây giờ biên chế hầu như không tăng thêm, cứ 2 người nghỉ hưu thì bổ sung 1 người. Nếu chúng ta thực hiện kiên trì giải pháp đó thì đến thời điểm, biên chế của chúng ta sẽ hợp lý. Sau này một số lĩnh vực dịch vụ sẽ chuyển sang giá dịch vụ. Như vậy tức là tự cân đối bằng nguồn xã hội hóa. Cái đó cũng làm giảm bộ máy viên chức. Trong số những người hưởng lương chủ yếu nằm ở viên chức là giáo viên, là y bác sỹ và những người phục vụ cho ngành y”- đại biểu Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Như vậy với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, từ ngày 1/5/2016, khu vực công chức, viên chức sẽ được tăng lương thêm 60.000 đồng/tháng sau gần 3 năm kể từ ngày được nâng lương gần nhất vào ngày 1/7/2013./.

Theo Lê Thơm - Minh Châm/VOV

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).