Tàu chiến Mỹ cập cảng Cam Ranh sau hơn 40 năm

Hai tàu chiến của Hải quân Mỹ đã lần đầu tiên cập cảng Cam Ranh kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975.

tau chien my cap cang cam ranh sau hon 40 nam

Tàu chiến của Mỹ đã có mặt tại vịnh Cam Ranh.

Vào ngày 2/10, tàu USS John S. McCain và tàu tiếp liệu ngầm USS Frank Cable đã cập cảng Cảng quốc tế Cam Ranh và cảng Đà Nẵng.

“Chuyến thăm lịch sử này, cùng với hàng loạt các cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn chung với Hải quân Việt Nam trên Biển Đông là minh chứng cho thấy quan hệ ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”, Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu.

“Tôi tin rằng hai nước sẽ tiếp tục hợp tác với nhau để nâng cao các hoạt động thương mại trên biển, đồng thời giữ gìn an ninh và sự phát triển kinh tế trong khu vực”.

Cả hai tàu vừa rời cảng biển của Việt Nam vào ngày 4/10. Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, nó cũng thể hiện một tín hiệu rất rõ ràng trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông vẫn chưa có hồi kết.

tau chien my cap cang cam ranh sau hon 40 nam

Tàu tiếp liệu USS Frank Cable

Vịnh Cam Ranh nằm cách hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khoảng 320km. Đây là những đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, song từ lâu Trung Quốc đã xâm lấn trái phép và tiến hành xây dựng một loạt đảo nhân tạo trong khu vực.

Mỹ và các nước đồng minh khu vực châu Á đã lên tiếng phản đối những hành động này và cáo buộc Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo để thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn một mực nói rằng họ có quyền xây dựng trong những quần đảo này và rằng các cơ sở họ đang xây dựng là nhằm phục vụ mục đích dân sự.

Hải quân Mỹ đã tiến hành các hoạt động tuần tra tại khu vực nhằm đảm bảo tự do đi lại ở Biển Đông và đã tiến sát ranh giới 12 hải lý tính từ các đảo trong khu vực. Trung Quốc trước đó đã nhiều lần gây hấn đối với các tàu cá và tàu tuần dương của Việt Nam trên biển.

Sự hiện diện của tàu chiến Mỹ ở vịnh Cam Ranh diễn ra đúng với lúc Mỹ đang thuyết phục các nước đồng minh trong khu vực chủ động hơn nữa để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Vào đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ của Nhật Bản đối với các hoạt động của Mỹ.

“Chúng tôi sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra bảo đảm an ninh của mình ở Biển Đông. Hải quân Nhật Bản sẽ thực hiện các cuộc tập trận song phương và đa phương với Hải quân Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong khu vực”, bà Inada phát biểu.

Phía Mỹ đã đề cao những phát ngôn của bà Inada. “Hoa Kỳ hoan nghênh Nhật Bản mở rộng các hoạt động của mình ở Biển Đông”, một tuyên bố của Hải quân Mỹ viết. “Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh nâng cao các hoạt động hợp tác giưa hai nước để bảo đảm an ninh và sự ổn định trong khu vực”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh thị trường truyền thông thế giới. Sputnik sẽ chính thức thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

Theo infonet.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast