Tàu ngầm Nga vô hình với vật liệu mới

Trong tương lai tàu ngầm của Nga sẽ được phủ bằng lớp vật liệu đặc biệt, có thể vô hiệu hóa mọi tín hiệu các đài sonar chủ động của đối phương.

Lớp vỏ bọc tương lai này có thể trở thành nền tàng cho việc phát triển các phương tiện chiến tranh thế hệ thứ 6, hoàn toàn tàng hình không phải chỉ đối với radar, sonar, hồng ngoại mà còn có thể tàng hình ngay cả đối với các khí cụ quang học thông thường.

Nguồn thông tin trong các tài liệu công bố công khai của Hải quân Nga đã khẳng định, Viện nghiên cứu khoa học và thử nghiệm mang tên viện sĩ hàn lâm khoa học A.N.Krylov đang phát triển Phát minh lớp vỏ bọc mới, cho phép biến các tàu ngầm trở thành vô hình trước các đài sonar của đối phương.

tau ngam nga vo hinh voi vat lieu moi

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga.

Trong lớp vỏ bọc chất liệu mới sẽ được cài đặt các cảm biến và các tấm polimez áp điện, có khả năng vô hiệu hóa tín hiệu sonar. Nếu lấy độ ồn đạt được của các tàu ngầm thế hệ thứ 4 như "Ash", "Borey" làm tiêu chuẩn thì lớp vỏ bọc mới này có khả năng giảm tiếng ồn của tàu ngầm xuống 3 lần.

Cho đến ngày nay, để ngụy trang tàu ngầm chống lại sự phát hiện của các hệ thống sonar thường sử dụng lớp vỏ bọc chống bức xạ thụ động. Lớp vỏ có cấu tạo phần lớn từ cao su và tàu ngầm hoàn toàn không được ngụy trang trước các đài sonar đối phương, hoạt động ở tần số thấp hơn 1 kHz.

Theo các nhà khoa học hải quân, tầu ngầm Nga dễ dàng bị phát hiện khi đối phương sử dụng các sonar tần số này. Theo Viện nghiên cứu khoa học và thử nghiệm mang tên A.N.Krylov, các bộ khí tài trinh sát dưới biển đều sử dụng các sonar có tần số thấp hơn 1kHz. Cự ly phát hiện mục tiêu ngày càng tăng và càng chính xác. Chính vì vậy, tàu ngầm Nga không còn giữ được bí mật khi lặn ngầm.

Lớp vỏ bọc mới đang được phát triển không đơn thuần chỉ hấp thụ các tín hiệu của sonar như các vật liệu hiện nay, mà vô hiệu hóa bức xạ. Lớp phủ chủ động được trang bị các thiết bị điện tử sẽ xác định tần số hoạt động của sonar đối phương và phát xạ tín hiệu trên tần số đó, nhưng ở pha ngược lại.

Bộ khí tài sẽ tiếp nhận tín hiệu và chuyển phát tiếp ở hướng ngược lại, như vậy tín hiệu được bù đầy đủ tương tự như không có tiêu hao. Để làm được điều này cần phải đặt các cảm biến và các máy chủ servers sử dụng cáp quang nối mạng hệ thống.

Vật liệu bao bọc chế thành các tấm vỏ bọc áp điện nhằm thay thế các lớp vỏ bọc cao su của các tàu ngầm đã hoàn toàn không phù hợp. Lớp phủ mới sẽ được sử dụng cho tất cả các loại tàu ngầm và hoạt động với hệ thống máy tính điện tử hiện đại trong tương lai, được sản xuất dành riêng cho tàu ngầm.

Công nghệ chế tạo lớp vật liệu vỏ bọc chủ động cho tàu ngầm được phát triển trong vòng 3 năm – những phiên bản đầu tiên sẽ xuất hiện vào cuối năm 2016. Để phát triển công nghệ vỏ bọc mới này, Bộ công nghiệp sẵn sàng đầu từ 200 triệu rúp.

Đại diện của Viện nghiên cứu khoa học và thử nghiệm mang tên A.N.Krylov thông báo, kết quả nghiên cứu này có thể được coi như một phát mình có tầm quốc tế. Điều đó đã được khẳng định và minh chứng trên thực tế nghiên cứu và thực nghiệm khoa học tại viện.

Công nghệ vỏ bọc mới được phát triển không chỉ ở nước Nga mà còn đang được phát triển trên thế giới. Cho đến ngày nay, tầu ngầm vẫn sử dụng lớp phủ thụ động, nhưng trong tương lai sẽ là các lớp phủ chủ động, khiến cho tàu ngầm biến mất hoàn toàn trên màn hình sonar.

Andrei Nikolayev, chuyên gia nghiên cứu tàu ngầm nước Nga, thành viên hội đồng câu lạc bộ lính thủy tàu ngầm đã nhận xét rằng, công nghệ lớp vỏ chủ động thực sự có thể tăng cường khả năng ngụy trang tàu ngầm.

Lớp vỏ này không những có thể hấp thụ được các bức xạ sonar mà còn làm mất hoàn toàn tín hiệu dựa trên khả năng của các thiết bị điện tử. Nhiệm vụ chủ yếu – không cho các tín hiệu sonar phản xạ lại hoặc làm biến dạng tín hiệu đã được thực hiện nhờ các bức xạ sonar ở hướng bên kia.

Cho đến nay, lớp vỏ bọc tàu ngầm vẫn đang có mặt trong phòng thí nghiệm mô phỏng và đang giải quyết vấn đề chế tạo mẫu thủ nghiệm dành cho tầu ngầm. Những ưu thế của lớp vỏ bọc này còn cần được minh chứng bằng thực tế khi đưa vào sử dụng.

Theo các chuyên gia nghiên cứu của Viện Krylov, vấn đề lý thuyết, các thuật toán sử dụng và công nghệ máy tính áp dụng đã cho những kết quả tốt, vấn đề trước mắt là đưa ra được những phiên bản mẫu cụ thể, có thể đưa vào thực tế sản xuất và khai thác sử dụng. Các chuyên gia hoàn toàn tin tưởng trong tương lai, các tàu ngầm Nga sẽ trở thành vô hình đối với mọi khí tài sonar chủ động hiện đại.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.