Tên lửa siêu thanh đáng sợ hơn cả Calibr, đánh chìm tàu sân bay Mỹ

Ngày 10/2/2017, DVO đã cho đăng bài “Nga thử thanh kiếm siêu thanh Zicon (hoặc Zircon không thể đánh chặn"

Chỉ muốn được giới thiệu thêm một bài viết của Đại tá hải quân, Chuyên gia phân tích chính trị và quân sự, Tiến sỹ khoa học quân sự, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga, Phó chủ tịch thứ nhất Viện hàn lâm Các vấn đề địa chính trị Nga Konstantin Sivkov đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) cuối tháng 10/2016 về loại tên lửa mới nhất này của Nga.

Chúng tôi có tham khảo thêm một số nguồn và có chú thích (trong ngoặc).

ten lua sieu thanh dang so hon ca calibr danh chim tau san bay my

“Nếu trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh cho Hải quân Nga, thì thậm chí chỉ một chiếc tàu tuần dương mang tên lửa cỡ nhỏ cũng sẽ trở thành một mối đe dọa chết người đối với bất kỳ binh đoàn (cụm) tàu nào của Mỹ, kể cả các cụm tàu sân bay.

Việc xuất hiện tên lửa (chống hạm) siêu thanh sản xuất hàng loạt sẽ đánh dấu một cuộc cánh mạng trong nghệ thuật (quân sự) hải quân: cán cân tương đối giữa hai hệ thống tấn công- phòng thủ sẽ thay đổi, tiềm lực của các phương tiện tấn công sẽ vượt xa khả năng phòng thủ.

Những tin tức về việc thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Nga đang làm giới lãnh đạo quân sự Mỹ cực kỳ quan ngại. Theo những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì Mỹ đã quyết định nghiên cứu những biện pháp đối phó khẩn cấp.

Còn chúng ta (Nga) thì lại không dành cho sự kiện này một sự chú ý đặc biệt nào. Mặc dù vậy, tên lửa nói trên nếu được đưa vào trang bị sẽ tạo nên một bước ngoặt trong công nghiệp đóng tàu hải quân, làm thay đổi một cách căn bản so sánh lực lượng trên các chiến trường biển và đại dương, ngay lập tức biến các mẫu vũ khí đang được coi là rất hiện đại hiện nay thành những loại vũ khí đã lỗi thời.

Tập đoàn khoa học – công nghiệp chế tạo máy (còn theo Bình luận quân sự thì đó là “Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật” - ND) đã tiến hành nghiên cứu thiết kế “Zircon” ít nhất từ năm 2011. Trên các nguồn công khai, có tương đối nhiều thông tin về sự hợp tác khoa học - sản xuất giữa các xí nghiệp với các viện nghiên cứu tham gia dự án đầy triển vọng và cùng với đó dĩ nhiên là cũng bí mật này.

Nhưng những thông tin về các tính năng kỹ- chiến thuật của tổ hợp tên lửa “Zircon” lại cực kỳ ít. Trên thực tế, chúng ta chỉ có 2 dữ liệu: tốc độ, được đánh giá một cách tương đối chính xác là vào khoảng 5-6M và cự ly được đánh giá một cách rất tương đối vào khoảng 800 -1.000 km (còn theo “Bình luận quân sự” 10/2/2017 – không ít hơn 450 km –ND).

Thực ra, còn có thể tiếp cận thêm một số dữ liệu quan trọng nữa - qua đó chúng ta có thể đánh giá một cách tương đối chính xác các tính năng còn lại của tên lửa.

Trên các tàu chiến, “Ziricon” sẽ được phóng từ các tổ hợp phóng thẳng đứng đa năng 3C-14 (tiếng Nga, chúng tôi để nguyên) quy chuẩn để phóng cả các tên lửa “Calibr” và “Oniks”. Tên lửa mới “Zircon” chắc chắn có 2 tầng. Tầng phóng – động cơ nhiên liệu rắn.

Động cơ hành trình chỉ có thể là động cơ phản lực khí phụt thẳng. Các phương tiện mang chủ yếu của “Zircon” nhiều khả năng sẽ là các tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng mang tên lửa dự án 11442 và 11442M, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh trong tương lai thế hệ năm “Hasky” (Husky).

Theo một số nguồn tin chưa được kiểm chứng, (giới lãnh đạo Nga) đang xem xét khả năng chế tạo phiên bản xuất khẩu (của “Zircon” ) là Brahmos-II, - mô hình của phiên bản này đã được trưng bày ở triển lãm DefExpo 2014 vào tháng 2/ 2014.

(theo “Bình luận quân sự” 10/2/2017 thì tên lửa siêu thanh ký hiệu 3M22 “Zircon” sẽ là loại vũ khí chủ yếu của các tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen-M).

ten lua sieu thanh dang so hon ca calibr danh chim tau san bay my

Vào đầu năm ( tháng 3) 2016, các lần phóng thử nghiệm đầu tiên từ các tổ hợp phóng trên mặt đất đầu tiên đã được thực hiện thành công. Nhiều khả năng là “Zircon” sẽ bắt đầu được đưa vào trang bị cho các tàu của Hải quân Nga trước năm 2020.

Chúng ta có thể rút ra điều gì từ các số liệu trên? Từ giả định cho rằng các tên lửa siêu thanh nói trên sẽ được phóng từ các tổ hợp phóng đa năng dùng cho “Calibr” và “Oniks”, chúng ra có thể rút ra kết luận rằng kích thước của tên lửa mới sẽ không khác mấy so với 2 kiểu tên lửa “Calibr” và “Oniks” .

Đầu tác chiến của tên lửa chiến dịch – chiến thuật ( tức “Zircon” ) sử dụng để tiêu diệt các tàu nổi lớn không thể quá nhỏ.

Tầm hoạt động của đầu tự dẫn tên lửa sẽ vào khoảng 50-80 km phụ thuộc vào vào diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu.

Nếu tính tới những thông tin công khai về trọng lượng đầu tác chiến của “Oniks” và “Calibr”, - có thể cho rằng trọng lượng đầu tác chiến của tên lửa mới “Zircon” sẽ vào khoảng 250 -300 kg.

Quỹ đạo bay của tên lửa ở tốc độ siêu thanh ở cự ly có thể từ 800 đến 1.000 km trên phần lớn độ dài đường bay sẽ ở độ cao chủ yếu vào khoảng 30.000 m, có thể còn cao hơn.

Bởi vì bay với quỹ đạo như thế sẽ đạt được cự ly bắn tối đa và giảm hiệu quả tác chiến của các tên lửa phòng không hiện đại nhất. Trong giai đoạn bay cuối, có thể tên lửa sẽ thực hiện các động tác cơ động chống các phương tiện phòng không, trong đó có cả việc bay cực thấp.

Trong hệ thống điều khiển tên lửa và đầu tác chiến sẽ được cài các thuật toán cho phép tên lửa tự động phát hiện vị trí của mục tiêu chính trong đội hình (cụm tàu) đối phương.

Hình dáng tên lửa (xét qua mô hình) được thiết kế theo công nghệ tàng hình. Có nghĩa là diện tích phản xạ hiệu dụng (của tên lửa) sẽ vào khoảng 0,001 m2.

Cự ly phát hiện “Zircon” của các radar hiện đại nhất đang có trên các tàu nổi nước ngoài và các máy bay radar phát hiện từ xa – 90 -120 km.

“Standart” (của Mỹ) đang lạc hậu

Những dữ liệu trên đã tạm đủ để đánh giá khả năng (đối phó với “Zircon”) của hệ thống phòng không mạnh và hiện đại nhất trên các tàu tuần dương lớp “Ticonderoga” và tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển lớp “Arleigh Burke” gồm CICS (hệ thống thông tin và điều khiển tác chiến) “Aegis” cùng các tên lửa phòng không có điều khiển hiện đại nhất hiện nay là “Standart - 6” của Mỹ.

Kiểu tên lửa phòng không này (tên đầy đủ - RIM-174 SM-6 ERAM) được đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ năm 2013.

Sự khác biệt cơ bản của “Standart - 6” so với các phiên bản “Standart” thế hệ trước là nó có đầu tự dẫn radar chủ động cho phép tiêu diệt mục tiêu theo nguyên tắc – “bắn và quên” – không cần sử dụng radar dẫn bắn của các tàu mang.

Nhờ vậy mà làm tăng một cách đáng kể hiệu quả tác chiến của “ Standart -6” khi bắn các mục tiêu bay thấp, kể cả các mục tiêu bay sau đường chân trời và cho phép sử dụng các dữ liệu chỉ mục tiêu từ các nguồn bên ngoài , ví dụ - từ các máy bay AWACS.

Với trọng lượng phóng 1.500 kg, “Standart-6” có cự ly bắn 240 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa – 33 km. Tốc độ = 3,5 M, tức khoảng 1.000 m/s.

Đầu tác chiến động lực (đối với các mục tiêu đạn đạo) hoặc phá mảnh (mục tiêu khí động học) nặng 125 kg- gấp 2 lần so với các tên lửa phiên bản trước đó.

Tốc độ tối đa của các mục tiêu khí động học mà “Standart -6” có thể tiêu diệt được đánh giá trong khoảng 800m/s. Xác suất tiêu diệt một mục tiêu như vậy (tốc độ bằng và nhỏ hơn 800 m/s) bằng một quả tên lửa (Standart -6) trong điều kiện trường bắn được xác định là 0,95.

So sánh tính năng kỹ- chiến thuật của “Zircon” và “Standart -6“ cho thấy, tên lửa của chúng ta bay phía trên độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa của tên lửa phòng không có điều khiển Mỹ và có tốc độ gần gấp đôi tốc độ của các mục tiêu khí động học mà “Standart-6” có thể bắn hạ - 1500 m/s so với 800 m/s.

Kết luận: tên lửa Mỹ “Standart-6” không thể tiêu diệt “Con hải âu nhỏ” (“Zircon”) của chúng ta (Nga). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là (các lưc lượng phòng không Mỹ) sẽ không bắn vào các tên lửa siêu thanh “Zircon” .

Hệ thống “Aegis” có thể phát hiện các mục tiêu có tốc độ như vậy và chỉ mục tiêu để bắn – khi thiết kế hệ thống này các kỹ sư Mỹ đã đã tính tới khả năng giải quyết các nhiệm vụ phòng chống tên lửa và thậm chí cả chống vệ tinh, - vệ tinh có tốc độ cao hơn nhiều so với tên lửa chống hạm siêu thanh “Zircon”.

Chính vì vậy, Mỹ sẽ bắn. Vấn đề là thử tính xem xác suất tiêu diệt tên lửa siêu thanh (Nga) của các tên lửa phòng không có điều khiển của Mỹ là bao nhiêu.

Cần phải thấy rằng, xác suất tiêu diệt mục tiêu được dẫn trong bảng thống kê các tính năng kỹ- chiến thuật của tên lửa phòng không có điều khiển thường được tính toán trong các điều kiện trường bắn.

Trong điều kiện tác chiến thật thì xác suất tiêu diệt mục tiêu thường là thấp hơn nhiều.

Sở dĩ như vậy vì nó liên quan đến những đặc điểm trong “quy trình” dẫn đường tên lửa phòng không có điều khiển. Chúng ta sẽ không đi sâu vào những chi tiết trong quy trình này.

Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng, xuất tiêu diệt mục tiêu khí động học cơ động của “Standart-6” chịu tác động bởi nhiều yếu tố như cự ly phát hiện của đầu tự dẫn chủ động và độ chính xác của tên lửa khi tiếp cận mục tiêu, độ quá tải cho phép của tên lửa khi tiến hành các động tác cơ động và độ đậm đặc của bầu khí quyển, sai số khi xác định vị trí tương đối giữa tên lửa và mục tiêu, các phần tử chuyển động của mục tiêu trong các dữ liệu từ radar chỉ mục tiêu và hệ thống thông tin- điều khiển tác chiến.

Tất cả những yếu tố trên quyết dịnh điều quan trọng nhất – liệu tên lửa phòng không có điều khiển có thể tiếp cận một mục tiêu đang cơ động tới một cự ly mà đầu tác chiến của nó có thể tiêu diệt mục tiêu hay không.

Không có các số liệu công khai về cự ly hoạt động của đầu tự dẫn chủ động trên “Standart-6”. Tuy nhiên, căn cứ từ các tính năng trọng lượng – kích thước của tên lửa, có thể cho rằng, đầu tự dẫn của “Standart” có thể “nhìn thấy” máy bay tiêm kích với diện tích phản xạ hiệu dụng gần 5 m2 trong phạm vi 15-20 km.

Thành thử, đối với các mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 0,001 m2 như “Zircon” – thì cự ly hoạt động của đầu tự dẫn “ Standart-6” sẽ không vượt quá 2-3 km. Hướng bắn các tên lửa chống hạm đang tấn công – dĩ nhiên, sẽ là bắn đón. Có nghĩa là tốc độ của các tên lửa“ lao vào nhau” vào khoảng 2.300 – 2.500 m/s.

Để thực hiện động tác cơ động tiếp cận, tên lửa phòng không có điều khiển còn< 1 giây từ thời điểm phát hiện mục tiêu. Khả năng để có thể giảm sai số rất ít. Đặc biệt là khi đánh chặn trên độ cao tối đa – gần 30.000 m, nơi bầu không khí loãng làm giảm đáng kể khả năng cơ động của tên lửa phòng không có điều khiển.

Trên thực tế tên lửa phòng không có điều khiển để có thể tiêu diệt được những mục tiêu như “Zircon” cần phải tiếp cận mục tiêu với sai số cự ly (đến mục tiêu) không vượt quá bán kính tiêu diệt của đầu tác chiến trên tên lửa – tức 8-10 m.

Chúng ta (Nga) sẽ đánh chìm các tàu sân bay

Những tính toán từ các yếu tố trên cho thấy xác xuất tiêu diệt tên lửa chống hạm “Zircon” của một quả tên lửa phòng không “Standart-6” khó vượt qúa giá trị 0,02 – 0,03 trong những điều kiện thuận lợi nhất và được chỉ mục tiêu trực tiếp từ phương tiện mang tên lửa đó (tàu mang).

Khi tấn công bằng các dữ liệu nhận từ các phương tiện chỉ mục tiêu bên ngoài, ví dụ như từ máy bay AWACS hoặc là từ các tàu khác, nếu tính đến sai số khi xác định vị trí của cả tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, cũng như thời gian giữ chậm khi trao đổi thông tin trong hệ thống thì sai số khi đưa tên lửa phòng không tới mục tiêu còn lớn hơn và xác suất tiêu diệt mục tiêu sẽ nhỏ hơn nhiều, - xuống chỉ còn 0,005 – 0,012.

Nhìn chung, có thể đưa ra kết luận rằng “Standart-6“ – loại tên lửa phòng không có điều khiển hiện đại nhất của thế giới PhươngTây, cũng có cực kỳ ít khả năng bắn hạ “Zircon” .

ten lua sieu thanh dang so hon ca calibr danh chim tau san bay my

Có thể có bạn đọc sẽ phản đối tôi: người Mỹ từ chiếc tàu tuần dương kiểu “Ticonderoga” đã từng bắn hạ một vệ tinh đang bay với tốc độ 27.000 km/h ở độ cao gần 240 km.

Xin thưa, nhưng chiếc vệ tinh đó bay theo một quỹ đạo ổn định và vị trí của nó đã được xác định với độ chính xác gần như tuyệt đối sau một thời gian theo dõi rất dài và vì thế có thể tên lửa chống tên lửa được dẫn đến đúng tọa độ mục tiêu.

Bên phòng thủ sẽ không có khả năng này khi đánh trả đòn tấn công của “Zircon”, đấy là chưa nói tới việc tên lửa chống hạm bắt đầu các động tác cơ động .

Giờ chúng ta hãy đánh giá khả năng tiêu diệt các tên lửa chống hạm (Nga) của các phương tiện phòng không trên các tàu tuần dương kiểu “Ticonderoga” hoặc các tàu khu trục kiểu “Arleigh Burke”.

Trước hết, cần phải nhận thấy rằng cự ly phát hiện “Zircon” của radar giám sát không gian trên các tàu này có thể vào khoảng 90-120 km. Có nghĩa là thời gian bay của “Zircon” tính từ thời điểm xuất hiện trên màn hình radar đối phương đến tuyến thực hiện nhiệm vụ không vượt quá 1,5 phút.

Trong mạch phòng không khép kín của hệ thống “Aegis” thời gian còn lại (để đối phó) chỉ còn 30-35 giây. Trong khoảng thời gian còn lại đó, từ 2 tổ hợp phóng thẳng đứng Mk41 trên thực tế chỉ có thể phóng không nhiều hơn 4 quả tên lửa phòng không có khả năng tiếp cận mục tiêu đang tấn công và tiêu diệt nó – xác xuất tiêu diệt “Zircon” của tổ hợp hòng không chính trên tàu tuần dương hoặc tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển Mỹ sẽ không vượt quá 0,08 – 0,12.

Khả năng của tổ hợp pháo phòng không trên tàu – “ Vulcan-Falanx” bắn hạ Zircon trong trường hợp này là cực kỳ thấp.

Thành thử, thậm chí cả trong trường hợp 2 tàu sử dụng toàn bộ các phương tiện phòng không có trên tàu để đối phó với một quả “Zircon” thì xác xuất tiêu diệt mục tiêu cũng chỉ từ 0,16 đến 0,23.

Có nghĩa là một cụm tàu tấn công gồm 2 tàu tuần dương hoặc khu trục mang tên lửa ít có cơ hội bắn hạ dù chỉ một quả “Zircon”.

Thế còn phương tiện tác chiến điện tử. Đấy là nhiễu chủ động (dẫn tên lửa tấn công đi chệch mục tiêu ) và nhiễu thụ động.

Thời gian quá đủ để phát nhiễu kể từ thời điểm phát hiện tên lửa chống hạm hoặc từ thời điểm đầu tự dẫn của tên lửa (chống hạm) bắt đầu kích hoạt. Việc sử dụng nhiễu một cách đồng bộ có thể vô hiệu hóa khả năng dẫn tên lửa đến mục tiêu – nếu tính thời thời gian làm việc của hệ thống tác chiến trên tàu, thì xác xuất vô hiệu hóa đầu tự dẫn của tên lửa chống hạm được đánh giá vào khoảng 0,3 – 0,5.

Tuy nhiên, khi tấn công một cụm mục tiêu thì xác xuất đầu tự dẫn của tên lửa chống hạm bắt một mục tiêu khác trong đội hình là rất cao. Điều tương tự đã xảy ra trong các hoạt động tác chiến ở quần đảo Falkland – tàu sân bay Anh đã phát nhiễu thụ động và làm chệch hướng bay của tên lửa chống hạm “Exocet” đang tấn công nó.

Đầu tự dẫn của tên lửa này sau khi mất mục tiêu đã bắt một mục tiêu khác là tàu chở container “Atlantic conveyers” và đánh chìm nó.

Với tốc độ của “Zircon” thì một chiếc tàu khác trong đội hình (của cụm tàu bị tấn công) nếu bị đầu tự dẫn của “Zircon” “khóa” sẽ không còn đủ thời gian để sử dụng một cách có hiệu quả phương tiện tác chiến điện tử.

Từ những đánh giá trên có thể thấy rằng - một dàn hoặc thậm chí chỉ 2 quả tên lửa “Zircon” tấn công một cụm tàu với 2 chiếc tuần dương lớp “Ticonderoga” hoặc các tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển lớp “Arleigh Burke” cũng có thể đánh hỏng hoặc đánh chìm ít nhất 1 tàu trong đội hình với xác xuất 0,7 – 0,8.

Một dàn 4 quả trên thực tế đảm bảo tiêu diệt cả 2 tàu. Vì cự ly bắn của “Zircon” gần gấp đôi so với tên lửa chống hạm “Tomahawk” (gần 500 km), cho nên gần như không có bất cứ cơ hội nào cho cụm tàu tấn công Mỹ thắng trong các trận đấu với các tuần dương hạm mang “Zircon” của chúng ta (Nga).

Thậm chí cả trong trường hợp người Mỹ vượt trội chúng ta về phương tiện trinh sát và phương tiện bám mục tiêu.

Cơ hội đối với Hải quân Mỹ sẽ nhiều hơn nhưng không đáng kể, nếu một cụm tàu sân bay tấn công của họ đối đầu với một cụm tàu tấn công mang tên lửa “Zircon” của Nga .

Bán kính tác chiến của các máy bay cường kích trên tàu sân bay khi hoạt động trong đội hình 30- 40 máy bay sẽ không vượt quá 600 -800 km. Điều đó có nghĩa là cụm tàu sân bay tấn công Mỹ sẽ gặp nhiều vấn đề khi tiến hành đòn tấn công phủ đầu vào cụm tàu của chúng ta bằng một lực lượng lớn có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không (của cụm tàu Nga).

Còn nếu tấn công bằng một lực lượng nhỏ hơn (2 máy bay hoặc 1 biên đội chẳng hạn) có khả năng hoạt động ở cự ly 2.000 km (tính từ đội hình cụm tàu) bằng cách tiếp dầu trên không thì sẽ rất ít hiệu quả khi tấn công một cụm tàu Nga được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh hiện đại.

Hậu quả của vụ một cụm tàu tấn công Nga phóng một dàn 15-16 quả tên lửa chống hạm “Zircon” đối với cụm tàu sân bay tấn công Mỹ sẽ rất bi thảm.

Xác xuất bị loại khỏi vòng chiến đấu hoặc bị đánh chìm của tàu sân bay vào khoảng 0,8 – 0,85 , và cùng nó là từ 2- đến 3 chiếc tàu hộ tống nữa bị tiêu diệt.

Có nghĩa là với một dàn tên lửa như vậy, chắc chắn cụm tàu sân bay tấn công (Mỹ) sẽ bị vô hiệu hóa. Theo các nguồn tin công khai, trên các tàu tuần dương dự án 1144 (Nga) sau hiện đại hóa sẽ được trang bị tổ hợp phóng thẳng đứng 3C-14 với 80 quả đạn.

Với một cơ số tên lửa chống hạm “Zircon” như vậy, một tàu tuần dương của chúng ta có thể đánh bại đến 3 cụm tàu sân bay tấn công Mỹ.

Hơn thế nữa, trong tương lai sẽ không ai gây khó khăn cho việc bố trí “Zircon” trên các khinh hạm, trên cả các tàu tên lửa cỡ nhỏ, những chiếc tàu này, như đã biết có từ 16 – hoặc 8 tên lửa chống hạm “Calibr” và “Oniks”.

Như vậy, khả năng tác chiến của chúng (các tàu đó) sẽ được tăng một cách đáng kể, chúng sẽ trở thành những đối thủ rất đáng gờm, kể cả đối với cụm tàu sân bay.

Xin nói rõ rằng, Mỹ đang ráo riết thiết kế chế tạo các phương tiện tấn công đường không siêu thanh. Nhưng nước này tập trung ưu tiên thiết kế các tên lửa siêu thanh chiến lược.

Hiện không có thông tin nào về việc Mỹ thiết kế tên lửa siêu thanh chống hạm tương tự như “Zircon”, ít nhất là trên các nguồn tin công công khai. Chính vì vậy mà có thể cho rằng ưu thế trong lĩnh vực này của Nga có thể được duy trì tương đối lâu – đến 10 năm hoặc hơn.

Vấn đề là chúng ta tận dụng ưu thế đó như thế nào? Có thể chỉ trong một thời gian ngắn trang bị cho Hải quân (Nga ) một khối lượng lớn loại tên lửa chống hạm này hay không? Trong bối cảnh nền kinh tế (Nga) thảm thương như hiện nay và trong tình trạng các đơn đặt hàng quốc phòng bị cắt giảm mạnh – câu trả lời gần như là không.

Việc xuất hiện các tên lửa siêu thanh sản xuất hàng loạt đòi hỏi phải nghiên cứu đưa ra được những phương pháp và cách thức tác chiến mới trên biển, trong đó có việc tiêu diệt các lực lượng tàu nổi của đối phương trong khi vẫn đảm bảo khả năng tác chiến của lực lượng tàu của mình (Nga).

Để có thể tăng cường tiềm lực phòng không cho các tàu một cách thích hợp, có lẽ cần phải xem xét lại cả những nền tảng lý luận của việc xây dựng các hệ thống phòng không của tàu. Để làm được việc này, cần phải có thời gian – không ít hơn 10 đến 15 năm .

Theo Đất việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.