Khách nước ngoài đang bị mắc kẹt sẽ được phép nộp đơn xin gia visa ngắn ngày sau khi thời hạn lưu trú của họ kết thúc vào 31/7 nhưng nếu ở lại đến 26/9 mà không có visa sẽ bị đưa vào "danh sách đen".
Hành khách tại một sân bay ở Thái Lan. (Nguồn: chiangraitimes.com)
Người nước ngoài bị mắt kẹt ở Thái Lan do đại dịch COVID-19 và không thể rời khỏi quốc gia Đông Nam Á này dự kiến sẽ được hưởng thời gian ân hạn từ 1/8 đến 26/9 để nộp đơn xin gia hạn thị thực nhập cảnh (visa) để ở lại trong một thời gian cụ thể.
Cục trưởng Cục Di trú Thái Lan, Trung tướng cảnh sát Sompong Chingduang ngày 17/7 cho biết khách nước ngoài vẫn đang bị mắc kẹt sẽ được phép nộp đơn xin gia hạn visa ngắn ngày sau khi thời hạn lưu trú của họ kết thúc vào ngày 31/7.
Tuy nhiên, nếu những người này không có visa gia hạn và vẫn ở lại Thái Lan sau ngày 26/9, họ sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý và bị đưa vào “danh sách đen.”
Chính phủ Thái Lan trước đó đã công bố tự động gia hạn thị thực cho người nước ngoài cho tới 31/7, nhưng phải thông báo nơi lưu trú cho các nhà chức trách.
Trung tướng Sompong hối thúc người nước ngoài liên lạc với Cục Di trú càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho các bước tiếp theo nhằm tránh tình trạng đông đúc khi mà hạn chót 26/9 đang tới gần. Những người đã có kế hoạch về nước không cần liên lạc với Cục Di trú, nhưng cũng phải rời khỏi Thái Lan chậm nhất vào ngày 26/9.
Trung tướng Sompong cho biết khách nước ngoài phải nêu rõ lý do và trình những giấy tờ cần thiết khi gia hạn visa ngắn hạn, có thời hạn lưu trú 30 ngày. Nếu những người này không thể về nước do không có chuyến bay hoặc do các biện pháp phong tỏa ở nước họ thì phải trình bằng chứng. Việc cấp visa ngắn hạn sẽ được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp một.
Theo ông Sompong, Cục Di trú đã đề nghị Hội đồng Nhà nước về đề xuất nói trên và tham mưu rằng Bộ Nội vụ có thể ra một thông báo. Những quy định về visa của Bộ Nội vụ đối với người nước ngoài bị mắc kẹt sẽ được trình lên Nội các để thông qua vào tuần tới và Cục Di trú sau đó sẽ ra hướng dẫn về cách thức nộp đơn xin gia hạn visa.
Cục trưởng Cục Di trú Sompong ước tính có khoảng 300.000-400.000 người nước ngoài bị mắc kẹt ở Thái Lan do các biện pháp phong tỏa.
Những nỗ lực kinh doanh của Zhong Shanshan không chỉ giúp định hình lại ngành nước đóng chai tại Trung Quốc, mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân mới.
Tổng thống Trump nói quyết định áp thuế khiến Mỹ ở vị trí làm chủ tình hình, nhấn mạnh thuế giảm hay không phụ thuộc vào những gì các đối tác mang lại cho Mỹ.
Lào tổ chức quốc tang trong 5 ngày (từ 3-7/4) để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc và sự tiếc thương vô hạn đối với đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Lutnick, các nước sẽ phải thay đổi các quy tắc của mình để cho phép nhập khẩu nhiều sản phẩm của Mỹ hơn, nhằm giảm bớt tác động của các mức thuế này.
Ngày 3/4, người phát ngôn chính phủ Pháp Sophie Primas cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt thuế quan trả đũa đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ vào cuối tháng 4, đồng thời sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tình hình an ninh tại Haiti tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi các băng nhóm vũ trang mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Mirebalais, cách thủ đô 48km về phía đông bắc, gây ra làn sóng bạo lực mới tại quốc gia vùng Caribe này.
Các nguồn thạo tin cho biết ngày 1/4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu sa thải nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng như nhân viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Ngày 1/4, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ra lệnh điều tra sâu về vụ sập tòa nhà trụ sở văn phòng Tổng kiểm toán Nhà nước Thái Lan (OAG) nhằm đưa ra nguyên nhân chính xác vụ sập tòa nhà 30 tầng này.
Đội cứu hộ, cứu nạn Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa thêm một thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát ra ngoài, bàn giao cho gia đình và chính quyền sở tại tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào cuối tuần này, động thái sẽ quyết định tương lai chính trị của ông.
72 giờ sau thảm họa được cho là thời gian vàng để giải cứu các nạn nhân sống sót trong động đất, nhưng số người còn sống được tìm thấy ở Myanmar chỉ đếm trên đầu ngón tay, với dự báo số thương vong còn tăng.
Myanmar tuyên bố để quốc tang một tuần để tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất 7,7 độ, khi hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng thấp.
Theo ước tính mới điều chỉnh của lực lượng đặc trách ứng phó động đất thuộc Chính phủ Nhật Bản, 298.000 người dân nước này có thể tử vong nếu siêu động đất xảy ra ở rãnh Nankai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế quan áp dụng đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu vào Mỹ chắc chắn sẽ được duy trì để "đảm bảo sự công bằng."
Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho Myanmar, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."
Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có Việt Nam, Singapore, Campuchia, Ấn Độ và nhiều tổ chức, quốc gia khác.