Tháng Giêng và nỗi nhớ…

Khi những hội làng, đình đám đã vãn, đàn sẻ líu ríu gọi nắng về trên mái ngói đầy rêu… ấy là lúc lòng ta chơi vơi vì nỗi tháng Giêng đang dần cạn. Đi qua những thanh tân, tơ nõn, tháng Giêng lặng lẽ trở về trong nỗi tiếc nuối và mong ngóng đợi chờ của muôn triệu con tim…

Năm âm lịch của người Việt Nam rất lạ bởi tháng đầu và tháng cuối trong năm người ta không đặt tên theo số mà gọi là tháng Giêng và tháng Chạp. Đến nay, có nhiều cách lý giải nhưng dù sao chăng nữa đó cũng là những tháng rất đặc biệt trong năm, không chỉ ở đất trời mà cả trong lòng người cũng có những diễn biến rất đặc biệt. Nếu như tháng Chạp đến trong khí trời rét mướt và bao nỗi lo toan cùng niềm hân hoan đợi chờ năm mới thì tháng Giêng lại về giữa nhân gian trong làn hương ấm áp với chồi non, lộc biếc, với rực rỡ sắc hoa cùng nhiều lễ tết linh thiêng, hội hè đình đám và sự thong dong, thanh thản của lòng người.

Tơ nõn tháng Giêng...
Tơ nõn tháng Giêng...

Cuối Chạp, khi trên khắp cánh đồng đã thưa vắng bóng người, lúa đã bắt đầu bén rễ chuyển màu xanh mơn man, khi gió mang theo mùi hương trầm ấm áp, thoảng vương hương đồng nội với hoa trái, lá dong... ấy là khi đất trời đi qua mùa đông, khoác áo mới của tháng Giêng tơ nõn… Và ta biết, tháng Giêng đang chậm về bình yên trong niềm vui hội ngộ của những đứa con ly hương, chộn rộn cùng cánh én chao lượn trên bầu trời, lộng lẫy cùng bao nhiêu đào mai, cây cảnh và muôn hoa... Đi giữa đất trời ấy ta thấy mình như trẻ lại, hoan ca cùng cây cỏ, chim muông và trong lồng ngực dâng lên một niềm hạnh phúc riêng tư dẫu nhỏ nhoi nhưng rất đỗi bền chặt, để mỗi khoảnh khắc đi qua càng thêm yêu đời sống này…

Tháng Giêng được bắt đầu bằng những ngày nguyên đán thiêng liêng, đó là khoảng thời gian con người gạt bỏ hết những lo toan, phiền muộn để tìm đường về với tổ tiên, tìm đến những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo những biến đổi của đời sống, tập tục “mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy” ngày nay không còn nữa, nhưng không vì thế mà 3 ngày ấy bớt đi sự thiêng liêng.

Tùy theo từng gia đình, từng địa phương, người ta sẽ tổ chức ăn Tết khác nhau nhưng hầu hết làng quê, việc đầu tiên trong ngày mùng 1 tháng Giêng bao giờ con cháu cũng đến dâng hương tại nhà thờ họ trước khi thăm hỏi họ hàng, làng xóm, bạn hữu. Hầu như người người đều tin rằng ngày đầu tiên của năm mới, tổ tiên sẽ trở về cùng cháu con, lắng nghe và phù hộ độ trì cho dòng tộc bình an, hạnh phúc…

Hội làng ở Hà Tĩnh...
Hội làng ở Hà Tĩnh...

Không chỉ ở làng quê mà ngày nay ở thành phố, người ta cũng nỗ lực khôi phục những lễ hội truyền thống. Những hội hè, đình đám trong dịp Tết nguyên đán vì thế ngày càng nhiều, làm cho không khí những ngày đầu năm thêm phần sống động và thiêng liêng nguồn cội. Tháng Giêng cũng là tháng mà lòng người trở nên thanh tịnh với hoạt động đi lễ chùa. Dường như, trên dặm dài đất nước, từ Chùa Hương, đền Bà Chúa Kho… nổi tiếng đến những đền, chùa, miều mạo ở các địa phương đâu đâu cũng vọng những lời thành tâm, khẩn cầu của chúng sinh với Đức Phật và các vị Thánh.

Vào một ngày ít chen lấn nhất, ta cũng lặng lẽ lên chùa để được thấy lòng mình nhẹ bay trong tiếng chuông ngân. Đứng trước Phật, rũ sạch hết những lo toan, chen lấn với đời, gạt bỏ những lấn cấn về sự ganh đua, đố kỵ, ta còn lại là hạt cát giữa hư vô với lòng thành kính và cái tâm trong sạch không vẩn bụi trần ai… Ta biết tháng Giêng đã đem đến cho lòng người muôn phương những giờ khắc tự gột rửa tâm hồn… Tiếc là ở đâu đó, trên những điện thờ, sân chùa một số người đi lễ đã hành xử thiếu văn hóa làm mất đi nét đẹp ngày xuân…

Đi lễ chùa đầu năm... Ảnh minh hoạ
Đi lễ chùa đầu năm... Ảnh minh hoạ

Tháng Giêng của dân tộc còn đặc biệt bởi ngày Tết Nguyên Tiêu. Dù thời tiết có biến đổi như thế nào chăng nữa thì vào ngày ấy trời vẫn ấm áp, ánh trăng sáng trong, thanh bình giữa làn gió xuân dịu nhẹ. Ngắm vầng trăng tháng Giêng, người ta không luận bàn bất cứ điều gì, chỉ mơ ước cái quầng xanh thanh khiết, dịu dàng kia sẽ mang lại một năm mưa thuận gió hòa.

Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt còn là một ngày Tết hết sức linh thiêng. Thế nên đến giờ, khi cuộc sống đã đủ đầy, nhiều người vẫn còn rất háo hức đợi chờ cái “tết muộn” – Rằm tháng Giêng. Câu nói của người xưa “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” vì thế vẫn còn níu bước những đứa con đi xa nán lại quê nhà và nhắc nhớ mọi người dù đi đâu cũng trở về tụ họp gia đình trong ngày ấy. Sau Nguyên Tiêu sẽ là những chia biệt, những bắt đầu cho một năm mới. Có lẽ vì thế mà sau khi cúng Rằm là lòng người người trở nên chơi vơi bởi cái ý thức về một tháng Giêng ấm cúng, thiêng liêng cùng những nô nức, lộng lẫy đã dần vơi cạn…

Rằm tháng Giêng 9 năm lại nay còn có một ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với đất nước của thi ca khi Hội nhà văn chọn làm Ngày Thơ Việt Nam. Đó là ngày hội ấm tình non sông, đậm nét cội nguồn, chuyên chở hồn thơ dân tộc. Đã qua 9 lần tổ chức khắp nơi trên đất nước với chủ đề vô cùng đa dạng nhưng lần nào cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của mọi thế hệ yêu thơ. Hội thơ Việt Nam không giống như các lễ hội khác, không yến tiệc linh đình, không quá long trọng mà trầm tĩnh, sâu lắng, rộn ràng, gần gũi. Rằm tháng Giêng vì thế còn là ngày của những tiếng ca vọng ngân từ ruộng đồng, sông nước, của những nhịp ngân rung từ bao trái tim chung dòng máu Lạc Hồng…

Qua đêm trăng thanh, sáng mai thức dậy nhìn qua khung cửa về phía góc vườn chợt thấy một vùng đất phủ tím một màu mong manh, lãng đãng. Hoa xoan rơi bói sao mà nhiều lạ… Dự cảm về những ngày nửa cuối tháng Giêng sẽ trôi nhanh chợt thoáng qua ý nghĩ. Dẫu tiếc nuối nhưng lòng ta đã sẵn sàng đưa tiễn những ngày thanh tân, sẵn sàng cho nỗi đợi chờ tháng Giêng năm tới trong nỗi nhớ chung chiêng…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.