Thế giới đối mặt với loạt khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử làm gia tăng bất ổn

Báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy trong khi một số quốc gia bắt đầu hồi phục sau đại dịch COVID-19, nhiều nước khác ở Mỹ Latinh, miền Nam sa mạc Sahara ở châu Phi, Nam Á và Caribe vẫn chưa thể thoát khỏi khủng hoảng vì đại dịch, thế giới đã phải đối mặt với những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh năng lượng và thực phẩm.

Thế giới đối mặt với loạt khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử làm gia tăng bất ổn

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một nhà ga ở Tokyo, Nhật Bản ngày 28/7/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Mới đây, LHQ đã công bố báo cáo cho thấy hàng loạt cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử, đặc biệt là đại dịch COVID-19, đã đảo ngược 5 năm tiến bộ loài người và làm gia tăng bất ổn toàn cầu.

Báo cáo mới của Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) có đoạn nêu rõ lần đầu tiên kể từ khi cơ quan này thành lập hơn 30 năm trước, chỉ số phát triển con người (HDI) giảm 2 năm liên tiếp (2020 và 2021). HDI là chỉ số tổng hợp các tiêu chí gồm tuổi thọ trung bình người dân mỗi quốc gia, trình độ giáo dục và mức sống.

Theo Giám đốc UNDP Achim Steiner, chỉ số này giảm đồng nghĩa rằng loài người giảm tuổi thọ, chất lượng giáo dục giảm, mọi kết quả đều giảm.

Giám đốc UNDP cho rằng căn cứ vào 3 thước đo này, có thể phần nào hiểu được vì sao có nhiều người bắt đầu cảm thấy bất lực, hoảng sợ và lo lắng về tương lai.

Theo báo cáo, trong nhiều thập kỷ trước, HDI cải thiện ổn định theo từng năm. Tuy nhiên, chỉ số này bắt đầu giảm từ năm 2020 và tiếp tục giảm trong năm 2021, xóa bỏ những tiến bộ đã đạt được trong 5 năm trước đó.

Báo cáo có tiêu đề “Uncertain times, unsettled lives,” (tạm dịch: Những giai đoạn bất ổn, những cuộc sống bất định) chỉ ra đại dịch COVID-19 là động cơ chính gây ra tình trạng đảo ngược tiến bộ loài người nhưng các cuộc khủng hoảng liên tiếp về chính trị, tài chính và khí hậu tiếp tục cản trở quá trình phục hồi sau đại dịch.

Ông Steiner cho rằng thế giới đã hứng chịu nhiều thảm họa, chứng kiến nhiều cuộc xung đột trước đây nhưng những gì đang xảy ra là một bước thụt lùi đáng kể về phát triển con người. Báo cáo nhấn mạnh đây chính xác là một bước thụt lùi toàn cầu, ảnh hưởng tới hơn 90% quốc gia trên thế giới.

Trong khi một số quốc gia đã bắt đầu hồi phục sau đại dịch thì nhiều nước khác ở Mỹ Latinh, miền Nam sa mạc Sahara ở châu Phi, Nam Á và Caribe vẫn chưa thể thoát khỏi khủng hoảng vì đại dịch đã phải đối mặt với những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh năng lượng và thực phẩm.

Yếu tố giảm mạnh nhất dẫn tới HDI 2021 tiếp tục giảm là tuổi thọ người dân toàn cầu, từ mức 73 tuổi trong năm 2019 xuống còn 71,4 tuổi trong năm 2021. Ông Steiner đánh giá triển vọng trong năm 2022 không mấy sáng sủa khi những ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine chưa được tính đến trong chỉ số HDI 2021.

Báo cáo cũng lưu ý có thể tạo ra những thay đổi tích cực bằng cách tập trung vào 3 lĩnh vực chính: đầu tư cho năng lượng tái tạo, chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai, trang bị các công cụ bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại từ các cú sốc, thúc đẩy sáng tạo để củng cố năng lực ứng phó khủng hoảng trong tương lai.

Ông Steiner cũng kêu gọi kéo hoạt động hỗ trợ phát triển cho những quốc gia dễ chịu tác động nhất tăng trở lại, cho rằng nếu các hỗ trợ tiếp tục xu hướng giảm hiện nay sẽ dẫn tới sai lầm nghiêm trọng.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.