Thi tốt nghiệp THPT, Ngoại ngữ nên là môn tự chọn?

Nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa Ngoại ngữ là môn tự chọn hơn là môn khuyến khích cộng điểm trong kỳ thi năm nay.

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra Dự thảo thi tốt nghiệp THPT theo 2 phương án mới. Điểm quan trọng trong Dự thảo này là Bộ GD-ĐT khuyến khích học sinh thi môn Ngoại ngữ để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, theo như phương án 1, thí sinh thi 4 môn gồm: 2 môn thi bắt buộc (Toán và Ngữ văn), 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử.

Học sinh có thể đăng ký môn Ngoại ngữ (đề ra theo chương trình 7 năm hiện hành) để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp. Dự kiến, bài thi môn Ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 1,0 điểm. Như vậy là, học sinh sẽ được cộng tối đa là 2 điểm nếu thi môn Ngoại ngữ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (thứ 3 từ trái sang): Trong thời gian tới, môn Ngoại ngữ sẽ là môn bắt buộc trong chương trình học tới lớp 12
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (thứ 3 từ trái sang): Trong thời gian tới, môn Ngoại ngữ sẽ là môn bắt buộc trong chương trình học tới lớp 12

Phương án này có ưu điểm là giảm áp lực cho học sinh, đảm bảo đánh giá môn Ngoại ngữ thực chất hơn, tạo điều kiện để Bộ và các trường có thời gian triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ 2020. Trong đó, đặc biệt coi trọng đổi mới cách thức thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Tuy nhiên, phương án này có thể dẫn đến việc dư luận cho rằng sẽ giảm nhẹ yêu cầu dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo Đề án Ngoại ngữ 2020.

Phương án 2, thí sinh thi tốt nghiệp THPT gồm 5 môn: 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ); 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử.

Với môn Ngoại ngữ, thí sinh thuộc hệ giáo dục thường xuyên và thí sinh giáo dục THPT không học hết chương trình hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học sẽ được tự chọn một môn thi thay thế trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử sao cho không trùng với 2 môn tự chọn nói trên.

Phương án này có ưu điểm là bắt buộc phần lớn học sinh phải học ngoại ngữ. Tuy nhiên, số môn thi tăng lên và sẽ kéo dài phương pháp thi ngoại ngữ đã lạc hậu. Do đó không có tác động đến việc đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, môn Ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng trong quá trình Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới và đào tạo ra những “công dân toàn cầu”.

Thế nhưng, hiện nay, việc đánh giá, kiểm tra và thi Ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Học sinh học môn học này còn thụ động và đối phó, chưa có được những kỹ năng giao tiếp đạt chuẩn như một số nước trên thế giới đã thực hiện. Vì vậy, trong thời gian tới, môn Ngoại ngữ sẽ là môn bắt buộc trong chương trình học tới lớp 12. Các trường sẽ không dạy như cũ nữa mà học sinh học Ngoại ngữ phải sử dụng được để hướng tới năng lực giao tiếp và làm việc hiệu quả. Do vậy, sắp tới, phương pháp giảng dạy-học tập, cách thi, cách đánh giá phải khác.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết, do điều kiện khó khăn khách quan nên việc dạy học môn Ngoại ngữ ở trường phổ thông rất khác nhau giữa các vùng miền. Vì vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ đưa ra Dự thảo là phương án môn Ngoại ngữ là môn thi khuyến khích để học sinh cộng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đề xuất Ngoại ngữ là môn thi tự chọn

Trước dự thảo 2 phương án thi tốt nghiệp mới được đưa ra, tại Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 13/2, nhiều ý kiến cho rằng, Ngoại ngữ nếu không thi bắt buộc thì phải là môn thi tự chọn.

Ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam cho biết, tỉnh có 14 trường miền núi nhưng năm 2013 chỉ có 5% số trường xin thi môn thay thế môn Ngoại ngữ. Điều này chứng tỏ Ngoại ngữ hoàn toàn có thể trở thành môn thi bắt buộc.

Để tiếp tục duy trì chất lượng dạy học Ngoại ngữ kết hợp với các giải pháp khác nhằm cải thiện trình độ Ngoại ngữ của học sinh phổ thông, ông Nguyễn Tấn Thắng đề nghị Bộ GD-ĐT nên đưa môn Ngoại ngữ là môn thi tự chọn.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định: Bộ GD-ĐT nên đưa môn Ngoại ngữ là môn tự chọn nằm trong 4 môn thi tốt nghiệp THPT
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định: Bộ GD-ĐT nên đưa môn Ngoại ngữ là môn tự chọn nằm trong 4 môn thi tốt nghiệp THPT

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định, trong khi đang triển khai dạy học Ngoại ngữ theo Đề án 2020 với việc chú trọng đào tạo công dân Việt Nam trở thành “công dân toàn cầu”, không chỉ phải hiểu biết kiến thức toàn diện mà còn phải giao tiếp và làm việc được bằng Ngoại ngữ thì không nên đưa môn Ngoại ngữ là môn khuyến khích cộng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

“Nếu điều kiện kinh tế-xã hội cũng như điều kiện học tập Ngoại ngữ ở các địa phương hiện chưa đồng đều và còn khó khăn thì trước mắt, Bộ GD-ĐT nên đưa môn Ngoại ngữ là môn tự chọn nằm trong 4 môn thi tốt nghiệp THPT”- ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Hồng Quân, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc nêu ý kiến, môn Ngoại ngữ phải là môn bắt buộc như môn Toán và Ngữ văn hoặc là môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Việc chọn lựa theo hình thức nào phù hợp nhất cần được Bộ GD-ĐT khảo sát kỹ lưỡng điều kiện giảng dạy, học tập ở các địa phương, vùng miền.

Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị, Bộ GD-ĐT đã đưa ra phương án ngoài các môn thi bắt buộc, thí sinh sẽ được lựa chọn các môn thi thì nên tổ chức dạy học các môn tự chọn cho học sinh một cách bài bản và khoa học hơn. Việc làm này có thể áp dụng cho môn Ngoại ngữ. Như vậy, học sinh sẽ chăm chỉ học Ngoại ngữ hơn và dần hướng tới Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Được biết, Bộ GD-ĐT đang tổng hợp những ý kiến đóng góp cho phương án khả thi nhất để áp dụng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Vì vậy, khoảng hơn 1 tháng nữa, Bộ GD-ĐT sẽ công bố chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT và quyết định môn Ngoại ngữ sẽ là môn thi bắt buộc hay tự chọn./.

Bích Lan

Nguồn: VOV

Đọc thêm

Video xấu trên mạng xã hội đang "đầu độc" trẻ em

Video xấu trên mạng xã hội đang "đầu độc" trẻ em

Trên các nền tảng mạng xã hội đang xuất hiện tràn lan các video có nội dung xấu độc, được ngụy trang tinh vi dưới hình thức phim hoạt hình hướng đến trẻ em. Phụ huynh Hà Tĩnh cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực này?
Đỗ Nam Khánh - chàng trai khiếm thị giàu nghị lực

Đỗ Nam Khánh - chàng trai khiếm thị giàu nghị lực

Với Đỗ Nam Khánh, sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, hành trình chạm tới ước mơ không chỉ là vượt qua những giới hạn của bản thân mà còn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến mọi người.
Thủ khoa khối D01 Hà Tĩnh là nữ bí thư chi đoàn đa năng

Thủ khoa khối D01 Hà Tĩnh là nữ bí thư chi đoàn đa năng

Đạt kết quả học tập xuất sắc, năng động trong tham gia các hoạt động thiện nguyện, ngoại khóa, em Trần Kim Ngân, Bí thư Chi đoàn 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh viết tiếp chuỗi thành tích đáng ngưỡng mộ với kết quả thủ khoa toàn tỉnh khối D01.
Bật mí về ngôi trường có 17 điểm 10

Bật mí về ngôi trường có 17 điểm 10

Với 17 điểm 10 từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Trường THPT Cẩm Bình (xã Cẩm Bình, Hà Tĩnh) đã thể hiện sự bứt phá đầy ấn tượng, đồng thời chứng minh về chất lượng giáo dục đại trà.
Lớp học trường làng có 4 điểm 10

Lớp học trường làng có 4 điểm 10

Với 4 điểm 10 và điểm trung bình khối A00 ấn tượng 24,93, lớp 12A1 đã trở thành niềm tự hào của Trường THPT Cẩm Xuyên (xã Thiên Cầm, Hà Tĩnh) tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
GÓC NHÌN: Sau ngày biết điểm thi

GÓC NHÌN: Sau ngày biết điểm thi

Chúng tôi, 5 người bạn học phổ thông ngồi trong góc nhỏ của một quán bia, xen giữa những tràng cười là nhiều phút trầm lắng.
Công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Chiều 15/7, Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là lần đầu tiên phổ điểm được công bố trước khi thí sinh biết điểm thi. Thí sinh Hà Tĩnh có nhiều điểm 10 môn tin, hóa.
Hoạt động nhỏ - trải nghiệm lớn

Hoạt động nhỏ - trải nghiệm lớn

Mỗi trò chơi là một bài học, mỗi nụ cười là một khoảnh khắc đáng nhớ. Hoạt động ngoại khóa của Trường Mầm non Quốc tế Trung Kiên (Hà Tĩnh) đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho trẻ.