(Baohatinh.vn) - Di tích Chứng tích chiến tranh Trường cấp II Hương Phúc (Hương Khê, Hà Tĩnh) có nhiều hạng mục cần được đầu tư nâng cấp với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.
Di tích Chứng tích chiến tranh Trường cấp II Hương Phúc nằm bên Quốc lộ 15A, trên địa bàn xã Hương Trạch, huyện Hương Khê. Thời gian qua, di tích đã nhận được sự chung tay xây dựng của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh thiếu niên, với chủ đề “Kế hoạch nhỏ - góp viên gạch hồng” và sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Theo đó, ngoài ngân sách Nhà nước, 2 năm qua, huyện Hương Khê đã kêu gọi xã hội hóa được trên 2,4 tỷ đồng, trong đó có sự tham gia đóng góp của tất cả các trường học trên địa bàn huyện và một số trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Đến nay, địa phương đã triển khai nâng cấp, làm mới một số hạng mục công trình như: Cổng vào di tích, hàng rào phía trước,...
...ốp đá 33 ngôi mộ, làm lại hệ thống nền, lan can xung quanh khu mộ,... Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạng mục cần được đầu tư nâng cấp, tu bổ, làm mới như: cải tạo 2 hố bom, hàng rào xung quanh khu chứng tích, xây mới phòng truyền thống, bãi đậu xe, nhà đón tiếp, cải tạo khuôn viên,... Nhằm tiếp tục phát huy các giá trị di tích và hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày mất của 33 em học sinh Trường cấp II Hương Phúc (9/02/1966 - 9/02/2026) rất cần sự chung tay của cộng đồng.
Đặc biệt là sự tham gia ủng hộ “Viên gạch hồng” từ các trường học. Video giới thiệu chứng tích tội ác chiến tranh Trường cấp II Hương Phúc (Trích tư liệu của Đài PTTH Hương Khê).
Theo tư liệu lịch sử, chiều ngày 9/2/1966, một tốp máy bay giặc Mỹ đã ném hàng trăm quả bom xuống khu vực xã Hương Phúc. Trong đó có 6 quả bom rơi vào khu vực trường học, toàn bộ ngôi trường 2 gian bị bom Mỹ phá huỷ hoàn toàn. Bom Mỹ đã sát hại tại chỗ 33 học sinh; 24 học sinh và thầy giáo Thái Văn Nhậm bị thương được cấp cứu kịp thời.
Tin giặc Mỹ giết hại học sinh trường cấp II Hương Phúc được truyền đi rất nhanh, gây nên một làn sóng căm phẫn trong Nhân dân cả nước và Nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Sự căm thù giặc xâm lược đã trở thành một làn sóng mạnh mẽ, rộng khắp với các hoạt động phản đối chiến tranh, đòi đế quốc Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Ngày 12/2/1966, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức mít tinh, gửi kiến nghị lên Chủ tịch hội nghị Giơ-ne-vơ yêu cầu có biện pháp đòi đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh. Giáo viên, học sinh toàn miền Bắc lúc đó đã để tang học sinh Hương Phúc bị giết hại. Ngày 13/2/1966, Bộ Ngoại giao nước ta đã ra tuyên bố cực lực lên án hành động vô nhân đạo, tàn sát học sinh Trường cấp II Hương Phúc ở Hà Tĩnh và đòi đế quốc Mỹ rút về nước.
Ngày 20/2/1966, đoàn đại biểu Trường cấp II Hương Phúc gồm thầy giáo Thái Văn Nhậm, phụ huynh Trương Thị Vỹ và học sinh Nguyễn Thị Mão (sống sót trong trận bom ngày 9/2/1966) do ông Lê Sỹ Nghĩa, Trưởng Ty Giáo dục Hà Tĩnh làm trưởng đoàn, ra Hà Nội họp báo tố cáo tội ác của giặc Mỹ trước đại diện các đoàn thể Trung ương, các trường đại học và phổ thông, hàng trăm nhà thơ, nhà văn, nhà báo trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, ngày 28/2/1966, đoàn vinh dự được vào Phủ Chủ tịch gặp Bác Hồ. Tại buổi gặp mặt, Bác rất xúc động, chia sẻ đau thương mất mát đối với các gia đình có con em bị chết, ân cần động viên chỉ bảo, nhắc nhở thầy trò nhà trường phải vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục dạy tốt và học tốt.
Để khắc ghi sự kiện lịch sử này, năm 1988, Đảng bộ và Nhân dân huyện Hương Khê đã xây dựng đài tưởng niệm ngay tại hai hố bom, nơi đã sát hại 33 em học sinh. Năm 2001, Bộ Văn hoá và Thông tin đã xếp hạng chứng tích tội ác chiến tranh Trường cấp II Hương Phúc là Di tích lịch sử Quốc gia.
Không chỉ là đội đầu tiên giải mã thành công câu hỏi ô chữ bí ẩn trị giá 40 điểm, 3 chàng trai đội Trường THCS Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) còn xuất sắc lập kỷ lục điểm số cao nhất tính đến thời điểm hiện tại ở chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2.
Trong bối cảnh thực phẩm bẩn, sữa giả tràn lan trên thị trường, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà trường, phụ huynh ở Hà Tĩnh.
Ở tuổi 13, em Nguyễn Trần Minh Thư - học sinh lớp 7A2, Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đạt điểm IELTS 8.0, trong đó Listening đạt tuyệt đối 9.0.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để khơi dậy, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Với nhiều giải pháp hiệu quả, sáng tạo, các trường học ở Hà Tĩnh đã bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy sự nỗ lực học tập, rèn luyện, cống hiến cho học sinh.
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, nhiều sinh viên ở Hà Tĩnh lựa chọn học song ngành như một cách để mở rộng tri thức, trang bị kỹ năng và nhân đôi cơ hội việc làm trong tương lai.
Hội thi nhằm tạo sân chơi trí tuệ, bổ ích cho học sinh yêu thích tiếng Anh, góp phần đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cho cấp tiểu học tại Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Để chuẩn bị cho năm học mới 2025 -2026, Trường Hội nhập Quốc tế Ischool Hà Tĩnh tuyển dụng một số giáo viên với số lượng, tiêu chuẩn và kế hoạch như sau:
Kết thúc Hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025, huyện Hương Sơn có 16/18 giáo viên đạt giải, nằm trong top các địa phương đứng đầu toàn tỉnh.
Cô bé Võ Thảo Trúc (Can Lộc, Hà Tĩnh) gây ấn tượng mạnh tại gameshow “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 với phần thuyết trình đầy cảm xúc, giành trọn 3 điểm 10 từ Ban Giám khảo.
Việc tổ chức kỳ thi thử nhằm tạo điều kiện để học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh kiểm tra kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị tốt tâm lý, phương pháp làm bài trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Nhiều trường học tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, không đạt chuẩn về cơ sở vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục.
Khác với những thư viện truyền thống, "Thư viện xanh” tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) được tạo nên bởi các sản phẩm tái chế từ nhựa vừa tiết kiệm chi phí, vừa lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Công trình dãy nhà học tại Trường Mầm non Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) có quy mô 2 tầng với tổng kinh phí đầu tư 4,5 tỷ đồng, do Agribank Hà Tĩnh II tài trợ.
Nhiều giải pháp mới, kinh nghiệm hay đã được các đại biểu đề xuất, chia sẻ với ngành giáo dục Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Nguyễn Đình Đức Mạnh và Bùi Ngọc Bảo Châu (lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) là 2 trong 16 đại diện Việt Nam tham gia Chương trình Lãnh đạo Thanh niên năm 2025 diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 6 tới.
Giải Nhất giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh Hà Tĩnh là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Anh (SN 2000) tiếp tục sáng tạo, đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Giải đua xe đạp mini "Tour de kids" là sân chơi sôi động, hấp dẫn, giúp học sinh Trường Mầm non quốc tế Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.
Ngày hội đọc sách được tổ chức tại các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành hoạt động văn hóa ý nghĩa, góp phần lan tỏa tri thức, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
Em Trần Xuân Đức (lớp 8A4, Trường Tiểu học, THCS và THPT Albert Einstein ở TP Hà Tĩnh) làm thí nghiệm với chiếc lọ thuỷ tinh và những viên đá, gạo nhằm truyền tải thông điệp về cách quản lý thời gian trong phần thi thuyết trình tại “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2.
Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh là cơ sở giáo dục có vai trò đặc biệt, nhưng đang gặp khó khăn trong tuyển sinh nên cần được mở rộng đối tượng đào tạo để duy trì, phát triển.