Thị trường bán lẻ Hà Tĩnh qua thử thách của... dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Dịch bệnh Covid-19 khiến sức mua hàng hóa giảm trong nhiều tháng, song cũng là cơ hội để các đơn vị phân phối bán lẻ “chuyển mình”, thích nghi với bối cảnh mới.

Sức mua yếu “đẩy” doanh thu giảm

Số liệu từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm đạt hơn 12.468 tỷ đồng, giảm 1,99% so với cùng kỳ. Trong đó, tháng 4 là tháng có mức giảm mạnh nhất (giảm 31,21%) so với cùng kỳ 2019, do đây là tháng cao điểm chống dịch, thực hiện cách ly xã hội.

Thị trường bán lẻ Hà Tĩnh qua thử thách của... dịch Covid-19

Dịch bệnh khiến sức mua hàng hóa giảm mạnh.

Thực tế cũng cho thấy, do dịch bệnh bùng phát, nhiều người lao động phải nghỉ làm việc nên các gia đình thắt chặt chi tiêu, ít đi mua sắm hơn. Điều này đã tác động rất lớn đến doanh thu của ngành bán lẻ.

Trưởng ban Quản lý chợ TP Hà Tĩnh Nguyễn Thăng Long chia sẻ: “Sau tết cũng là thời gian dịch bệnh bắt đầu xảy ra, lượng khách hàng vào chợ mua sắm sụt giảm mạnh, đặc biệt là các quầy hàng quần áo, giày dép, vải vóc… Vì thế, việc buôn bán, đời sống của tiểu thương và hoạt động của ban quản lý chợ gặp rất nhiều khó khăn”.

Trong khi đó, lượng khách hàng tới mua sắm tại siêu thị Vinmart tính trung bình trong những tháng đầu năm 2020 cũng ước giảm hơn 30% so với trước đây.

Là đơn vị chiếm phần lớn thị trường bán lẻ tại TP Hà Tĩnh, trong suốt thời gian xảy ra dịch bệnh, doanh thu của siêu thị Co.opmart giảm 35-40% so với cùng kỳ năm 2019.

Thử thách “chuyển mình” của các doanh nghiệp bán lẻ

Bên cạnh việc sụt giảm doanh thu, điểm sáng của thị trường bán lẻ trong thời gian qua là sự phát triển của các hoạt động giao dịch mua bán online.

Thị trường bán lẻ Hà Tĩnh qua thử thách của... dịch Covid-19

Nhân viên chăm sóc khách hàng siêu thị Co.opmart ghi đơn hàng khách đặt...

Để kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh người dân hạn chế ra đường, các trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ ăn uống đã đẩy mạnh các hình thức mua bán online qua các kênh như điện thoại, mạng xã hội, website, đặt hàng trên ứng dụng, đồng thời hỗ trợ các chính sách giao hàng.

Sự thay đổi kịp thời về phương thức bán hàng này đã phần nào giúp các đơn vị kinh doanh cải thiện doanh thu trong tình hình thị trường ảm đạm.

Thị trường bán lẻ Hà Tĩnh qua thử thách của... dịch Covid-19

...và chọn hàng cho khách hàng trong đợt giãn cách xã hội.

Giám đốc siêu thị Vinmart Hà Tĩnh Võ Công Hải cho hay: “Trước đây, tỉ lệ khách hàng mua sắm online rất thấp. Tuy nhiên, trong thời gian xảy ra dịch bệnh, chúng tôi đẩy mạnh chương trình “Đi chợ hộ”, giao hàng tận nhà cho khách và được nhiều khách hàng hưởng ứng, ủng hộ.

Siêu thị cũng đã nâng cấp phần mềm tiếp nhận đơn hàng trực tuyến, người tiêu dùng có thể linh hoạt đặt hàng tại 3 kênh: Điện thoại, app, website. Nhờ đó, đơn hàng online các tháng qua đã chiếm gần 10% trong tổng lượng đơn hàng”.

Thị trường bán lẻ Hà Tĩnh qua thử thách của... dịch Covid-19

Nhân viên siêu thị “đi chợ hộ” khách hàng

Đánh giá về sự thích ứng của các đơn vị bán lẻ trên địa bàn trong thời gian qua, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh Võ Tá Nghĩa cho biết: “Trước tình hình khó khăn do dịch bệnh, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của người dân, các doanh nghiệp bán lẻ đã có sự chuyển mình kịp thời, đúng hướng. Nhiều cửa hàng, siêu thị đã tập trung đẩy mạnh bán hàng online, giao hàng tận nhà cho khách. Chính điều này đã giúp các doanh nghiệp bán lẻ duy trì được hoạt động kinh doanh, thích nghi với thị trường tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh”.

Thị trường bán lẻ Hà Tĩnh qua thử thách của... dịch Covid-19

Đơn hàng online chiếm gần 10% trong tổng đơn hàng của siêu thị Vinmart

Hình thức đặt hàng online là xu hướng mua sắm mới, mang đến cho người dân sự tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả, phù hợp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 và sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng kể cả sau mùa dịch.

Tuy nhiên, để xu hướng mua bán online thực sự bền vững và phát triển trong tương lai, đòi hỏi các đơn vị bán lẻ phải cải thiện mình từ chính những phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng trong thời gian vừa qua như về: chất lượng dịch vụ, khâu giao hàng, thanh toán...

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Không chỉ được xem là “điểm hẹn” du xuân của nhiều người, những phiên chợ truyền thống ngày Tết ở Hà Tĩnh còn là nơi hướng về cội nguồn với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Những ngày cuối năm, nhu cầu rửa xe của người dân Hà Tĩnh tăng đột biến nên các tiệm rửa xe phải hoạt động với công suất gấp 3-4 lần ngày thường, thu nhập nhờ đó cũng tăng cao.
Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Năm nay, ở nhiều chợ dân sinh tại Hà Tĩnh, giá chuối xanh dịp Tết tăng đột biến, những nải chuối to, đẹp, số lẻ thậm chí có giá tới 450 - 500.000 đồng/nải.
Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, người tiêu dùng Hà Tĩnh ngày nay dễ dàng mua sắm Tết với vài cú chạm tay, từ thực phẩm, quà tặng, đồ trang trí cho đến các loại đặc sản vùng miền.
“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

Giá hoa tươi cắt cành những ngày cận Tết ở Hà Tĩnh tăng cao, thậm chí gần gần gấp đôi so với ngày thường nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng đặt hàng.
Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tại buổi tiếp ông Mathias Cormann - Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị OECD tạo điều kiện để Việt Nam cử các chuyên gia, cán bộ làm việc tại Ban Thư ký OECD. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 24/1 của Báo Hà Tĩnh.
Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí đón xuân đã về từ nhiều tháng trước, khi phải chuẩn bị lượng hàng chủ động để cung ứng ra thị trường.