Thổ Nhĩ Kỳ triển khai lượng lớn khí tài quân sự và binh sĩ tới Syria

Trong 19 ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa 2.700 phương tiện quân sự vào Syria, như một phần trong chiến thuật của Ankara nhằm vận chuyển các thiết bị quân sự tới tỉnh Idlib ở phía Tây Bắc Syria và tỉnh miền Nam Aleppo.

Thổ Nhĩ Kỳ triển khai lượng lớn khí tài quân sự và binh sĩ tới Syria

Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào khu vực phía Đông thành phố Idlib, Syria ngày 20/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Thông báo ngày 22/2, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết chỉ tính riêng trong ngày này, một đoàn xe gồm 80 chiếc của Thổ Nhĩ Kỳ đã tới Idlib. Bên cạnh đó, hơn 7.400 binh sĩ nước này cũng đang được triển khai ở Idlib và Aleppo trong cùng thời gian

Hoạt động triển khai binh sĩ và phương tiện nói trên là một phần trong kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chặn đứng đà thắng lợi của quân đội Syria ở khu vực nông thôn Idlib - thành trì chủ chốt cuối cùng của các lực lượng phiến quân ở quốc gia Trung Đông này.

Các động thái trên diễn ra vào thời điểm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có những bất đồng về tình hình tại Idlib. Năm 2018, Nga (đồng minh quan trọng của Chính phủ Syria) và Thổ Nhĩ Kỳ (vốn ủng hộ một số nhóm phiến quân tại Syria) đã ký kết thỏa thuận thiết lập vùng giảm căng thẳng tại Idlib. Tuy nhiên, trong vài tuần qua, bạo lực gia tăng tại đây trong bối cảnh lực lượng Chính phủ Syria, với sự hậu thuẫn của Nga, đã đạt nhiều tiến triển trong chiến dịch giành lại quyền kiểm soát khu vực được coi là thành lũy cuối cùng của phiến quân trên lãnh thổ Syria này. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng chiến dịch trên vi phạm thỏa thuận đã ký kết và tiến hành các cuộc tấn công đáp trả.

Ankara và Moskva đã tiến hành hai vòng đàm phán để tìm cách giảm căng thẳng nhưng không đạt được thỏa thuận. Tương tự như vòng đàm phán đầu tiên tại Ankara hồi tuần trước, vòng đàm phán thứ hai tại Moskva kết thúc hôm 18/2 mà không thể đi đến quyết định cuối cùng về cách thực thi thỏa thuận ở Idlib.

Nga đang cân nhắc khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc tế về Syria với tổng thống các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Đức. Các nhà lãnh đạo Đức và Pháp đã lần lượt điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Tayyip Erdogan, bày tỏ quan ngại về tình hình nhân đạo tại Idlib, đồng thời hối thúc sớm chấm dứt cuộc xung đột tại đây.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Dấu ấn của bộ đội trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Dấu ấn của bộ đội trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, những năm qua, LLVT Hà Tĩnh đã tích cực "chung sức" hỗ trợ các địa phương xây dựng các hạng mục công trình gắn với bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ sinh kế, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đặc xá cho 38 phạm nhân đang thụ án tại Hà Tĩnh

Đặc xá cho 38 phạm nhân đang thụ án tại Hà Tĩnh

38 phạm nhân đang thụ án ở Hà Tĩnh được đặc xá năm 2024 là những người có kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định, thực sự ăn năn hối cải, phấn đấu trở thành công dân có ích.
Đảng ủy Quân sự Hà Tĩnh ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ quý IV năm 2024

Đảng ủy Quân sự Hà Tĩnh ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ quý IV năm 2024

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Đảng ủy Quân sự tỉnh tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò, chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng gắn với phát triển kinh tế địa phương.
Lớp học tiếng Chứt trên dãy Ka Đay

Lớp học tiếng Chứt trên dãy Ka Đay

Nhờ biết tiếng nói của đồng bào dân tộc Chứt (bản Rào Tre, xã Hương Liên, Hương Khê) mà CBCS biên phòng Hà Tĩnh thêm gần dân, hiểu dân, xây dựng hình ảnh người lính trong lòng đồng bào nơi biên giới.