Thông điệp từ hoạt động tập trận chiến lược của Nga

Tập trận đa phương đang nổi lên như xu hướng mới và hàm chứa nhiều thông điệp từ Nga - đất nước đang muốn thể hiện vai trò rõ hơn trên trường quốc tế.

Quân đội Nga chú trọng tập trận chiến lược

Hoạt động huấn luyện chiến đấu nổi bật của các Lực lượng Vũ trang Nga là các cuộc tập trận chiến lược hàng năm, xoay vòng trên cơ sở Quân khu hoặc Bộ chỉ huy chiến lược Miền Tây, Miền Đông, Trung tâm và Kavkaz.

Năm nay, cuộc tập trận Lá chắn liên hợp 2019 (Щит Союза 19, Union Shield 19) được tổ chức từ 13 - 19/9, thực hành chống lại các tổ chức vũ trang bất hợp pháp nhằm gây bất ổn cho Nhà nước liên minh (Nga-Belarus) để mở rộng sự kiểm soát của quân đội Nga đối với các lực lượng vũ trang Belarus.

Thông điệp từ hoạt động tập trận chiến lược của Nga

Một số đơn vị tham gia cuộc tập trận Vostok 2018. Nguồn: topwar.ru

12.000 quân từ các đơn vị cơ giới ưu tú nhất của Nga tập trận cùng với các đối tác Belarus tại một thao trường gần Mulino (vùng Nizhny Novgorod - Nga) để không bị coi là khiêu khích hay đe dọa đối với các nước láng giềng phương Tây. Các thê đội thứ hai và ba của Nga được triển khai từ lực lượng tấn công mạnh nhất của Quân đoàn xe tăng cận vệ số 1 sẽ di chuyển trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất tham gia Union Shield 19 sẽ được huy động từ cuộc tập trận đa phương Tsentr-19.

Sự kết hợp giữa Tsentr-2019 và Union Shield 19 sẽ liên hoàn và rất “khủng”, giúp hệ thống hóa kinh nghiệm và tìm ra các phương án sử dụng quân đội tối ưu, với mục tiêu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mặt đất lớn ở châu Âu - theo các nhà quan sát. Nga được cho là sử dụng nhiều công cụ hợp nhất, gồm học thuyết quân sự, tập trận chung, xuất khẩu vũ khí và hợp tác giáo dục quân sự cũng như kêu gọi chống lại các mối đe dọa khủng bố đa phương để kết nối các mạng lưới không chính thức này với tư cách là đối trọng với Mỹ (và cả Trung Quốc).

Tập trận đa phương - một xu hướng mới

Cuộc tập trận chiến lược Tsentr-2019 được mở rộng thành một cuộc tập trận đa phương bao gồm lực lượng đến từ các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO): Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, diễn ra từ ngày 16 - 21/9/2019 tại Nga.

Ba quốc gia Trung Á là thành viên của cả CSTO và SCO, còn Uzbekistan tham gia với tư cách thành viên của SCO. Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận này không nhằm mục đích chống lại một quốc gia thứ ba nào, chủ yếu tập trung cho các hoạt động chống khủng bố, và không liên quan tới những diễn biến trong khu vực.

Thông điệp từ hoạt động tập trận chiến lược của Nga

Một cảnh buổi khai mạc Tsentr-2019. Nguồn: natsbez.ru

Ngoài Trung Quốc, Nga cũng mời cả Ấn Độ và Pakistan - hai quốc gia thù địch về vấn đề Kashmir, tham gia cuộc tập trận Center 2019 để định vị Kremlin với tư cách là một trung gian hòa giải.

Quan hệ Ấn Độ và Pakistan đang rất căng thẳng do những xung đột ở biên giới kể từ tháng 2 năm nay và hàng loạt động thái ăn miếng trả miếng và đang bị đẩy lên một cấp độ mới khi Pakistan quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao với Ấn Độ để phản đối việc hủy bỏ tình trạng đặc biệt của Jammu và Kashmir của New Delhi vào ngày 5/8. Nhưng Ấn Độ và Pakistan sát cánh chống khủng bố quốc tế trong cuộc tập trận chung của 8 quốc gia khu vực Trung Á Tsentr-2019 này.

Thông điệp từ hoạt động tập trận chiến lược của Nga

Phân đội trực thăng tham gia Tsentr-2019. Nguồn: livejournal.com

Tsentr-2019 được tổ chức theo hai giai đoạn, gồm cả phòng thủ và tấn công. Giai đoạn một kéo dài 3 ngày dành cho việc hoàn chỉnh hệ thống chỉ huy và quản lý các đơn vị, các hoạt động chống khủng bố, các biện pháp chống không kích, trinh sát và phòng thủ; giai đoạn hai kéo dài 2 ngày, các nhóm quân đa quốc gia sẽ thực hiện một cuộc tấn công với hỏa lực mạnh chống lại kẻ thù giả định.

Giai đoạn chính của cuộc tập trận chỉ huy và tham mưu chiến lược có sự tham gia của gần 13.000 binh sĩ (10.700 lính Nga và 2.250 lính nước ngoài), 250 xe tăng, 450 xe chở quân bọc thép và tới 200 khẩu pháo cùng nhiều bệ phóng tên lửa.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, có 128.000 binh sỹ, 20.000 thiết bị và vũ khí, 600 máy bay các loại và 15 tàu chiến tham gia Tsentr-2019, được tổ chức tại các trung tâm huấn luyện của quân đội Nga; giai đoạn chính của cuộc tập trận sẽ diễn ra tại Donguz (Orenburg). Giới quan sát đang đặt câu hỏi, liệu có những hoạt động đặc biệt mà giới lãnh đạo quân đội Nga sẽ kiểm tra hoặc thao diễn trong Tsentr-2019, và nếu có, những hoạt động này sẽ tách biệt với các quân đội đối tác hay được tiến hành như các hoạt động chung.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, có hơn 50 cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu sẽ được tổ chức ở 35 điểm trong cả nước nhằm hai mục đích. Trước hết là đánh giá khả năng hợp tác quân sự đảm bảo an ninh tại Trung Á - khu vực được coi là một trong những sào huyệt của khủng bố, cực kỳ nhạy cảm và phức tạp về địa - chính trị, với các tay súng thánh chiến từ Afghanistan và các nước thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á, đặc biệt khi IS mở rộng sự hiện diện toàn cầu. Kremlin đang tìm cách cân bằng ảnh hưởng với Mỹ và Trung Quốc ở Trung Á, đặc biệt là khi các quốc gia Trung Á như Kazakhstan đang trong quá trình thay đổi lãnh đạo.

Mục đích thứ hai là bảo vệ các lợi ích của Nga ở Bắc Cực - nơi có rất giàu tài nguyên và sẽ hình thành nhiều tuyến vận chuyển mới. Kremlin dự định mở rộng sự hiện diện quân sự và các hoạt động ở Bắc Cực để hỗ trợ cho kế hoạch dài hạn đảm bảo nguồn lực và giành lợi thế chiến lược so với Mỹ và Trung Quốc tại đây.

Năm 2017, Moscow đã trang bị khoảng 1.090 khí tài hiện đại cho Hạm đội Biển Bắc phụ trách khu vực này, trong đó có 5 tàu chiến, 7 tàu hậu cần, 9 máy bay và 10 tổ hợp radar cảnh giới; đồng thời, lên kế hoạch phát triển nhiều vũ khí, khí tài đặc biệt và một số phương tiện hỗ trợ để triển khai tại đây. Nhà máy điện nguyên tử nổi đầu tiên trên thế giới mang tên “Viện sĩ Lomonosov” đủ khả năng cung cấp điện cho những thành phố cảng 100.000 dân, khu công nghiệp ở vùng sâu, vùng xa và các giàn khoan dầu khí đặt trên biển, vừa được phái đến Bắc Cực.

Để chứng tỏ sức mạnh quân sự ở biên giới phía Bắc, trong Tsentr-2019, Nga sẽ sử dụng Hạm đội phương Bắc, Hạm đội Thái Bình Dương và Quân khu Trung tâm để kiểm nghiệm “nghiêm túc” về năng lực chiến đấu của lực lượng Bắc Cực trên cơ sở các kinh nghiệm được đúc rút từ chiến dịch quân sự ở Syria.

Hai mục đích của Tsentr-19 có vẻ ít liên quan với nhau - các hoạt động ở Trung Á sẽ là sự pha trộn giữa chiến tranh cục bộ và các chiến dịch chống nổi dậy - chủ yếu nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các nước tham gia; còn tác chiến ở Bắc Cực sẽ chủ yếu là chống thâm nhập khu vực. Việc tiến hành chúng đồng thời giúp Bộ chỉ huy cấp cao của Nga có cơ hội kiểm nghiệm điều khiển 2 mặt trận cùng một lúc. Bộ Quốc phòng Nga cho biết các thiết bị hiện đại nhất của Nga sẽ được sử dụng trong cả hai cuộc tập trận tới đây cũng nhằm quảng cáo cho việc xuất khẩu vũ khí.

Nga đang phát đi những thông điệp rõ ràng và thử nghiệm các khả năng quân sự của mình cho mục đích hoạt động trên nhiều mặt trận, đặc biệt là ở các khu vực miền Tây, Nam và vùng phía Bắc. Mục đích thực sự của Nga là thử nghiệm huy động và triển khai đường dài các đơn vị từ các khu vực khác nhau, từ Stavropol đến Vladivostok. Trong giai đoạn chuẩn bị của những năm trước Vostok 18, Nga đã điều động một số lượng lớn thiết bị cũ như xe tăng T-62M và chuyển chúng qua lãnh thổ Nga đến biên giới Ukraine cải trang dưới danh nghĩa một cuộc tập trận.

Theo các nhà tổ chức, Tsentr-19 sẽ tăng cường và thắt chặt mối quan hệ đối tác, thúc đẩy năng lực triển khai các chiến dịch quân sự quy mô lớn trên nhiều vùng biên giới để đối phó với mọi mối đe dọa thông qua sự hợp tác giữa các quân đội.

Nỗ lực mở rộng quỹ đạo an ninh qua các tập trận chiến lược hàng năm, Nga muốn nâng cao vị thế của việc xây dựng liên minh mà Moscow là trung tâm, đồng thời phát triển khả năng sáng tạo và ra quyết định cho các sĩ quan các cấp trong điều kiện tác chiến hiện đại. Mặc dù điều này dường như vẫn còn ở giai đoạn phôi thai, các nhà hoạch định chính sách quân sự Mỹ và NATO sẽ phải rất dè chừng với kịch bản xảy ra xung đột với Nga trong tương lai.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.