Thử thách kiểm tra nguy cơ đột quỵ tuổi 50

Nếu thực hiện thử thách đứng một chân và nhắm mắt 20 giây chợt thấy xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân thì cảnh giác nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ luôn đến bất ngờ mà không báo trước, nên khó biết khi nào cần thăm khám, trừ khi ngã xuống phải đi cấp cứu. Tuy nhiên, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh – Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, người ngoài 50 tuổi có thể ghi nhớ 2 dấu hiệu và thực hiện thử thách này mỗi ngày để sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ.

Thử thách đứng một chân

Người ngoài 50 tuổi có thể thực hiện thử thách đứng một chân và nhắm mắt 20 giây để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ. Cách thực hiện gồm đứng một chân, chân còn lại co lên, vuông góc với chân trụ, nhắm mắt và không dựa tường, không dùng tay giữ chân. Thử thách này xuất phát từ nghiên cứu trên 1.387 người (trung bình 67 tuổi) của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản). Kết quả cho thấy, có đến 95,8% người không đứng được quá 20 giây.

Cả nghìn người thử thách thất bại đưa đi chụp cộng hưởng từ não bộ để đánh giá mạch máu não. Theo đó, có đến 50% người xuất hiện 1-2 ổ nhồi máu lỗ khuyết do cục máu đông (tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não) và 45% có 1-2 điểm vi xuất huyết (chảy máu ít trong não).

Thử thách kiểm tra nguy cơ đột quỵ tuổi 50

Đứng một chân và nhắm mắt 20 giây là bài kiểm tra có thể phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Dược Hậu Giang

Các chuyên gia gọi đây là đột quỵ thầm lặng. Việc không thể đứng quá 20 giây là dấu hiệu cho thấy các mạch thần kinh nằm sâu trong não đang gặp trục trặc (tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não...), nên không thể phối hợp ăn ý tay và chân đứng.

Khả năng đứng một chân, nhắm mắt giữ thăng bằng kém còn liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ như: mỡ máu, huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá... Nói cách khác, khi các yếu tố nguy cơ này tăng lên, thời gian đứng sẽ giảm xuống, dưới 20 giây là ngưỡng đáng lo.

2 dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ

Tiến sĩ Thanh cho biết, xây xẩm chóng mặt và tê yếu tay chân là 2 dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhỏ), do các cục máu đông rất nhỏ làm tắc nghẽn lòng mạch, giảm lưu lượng máu đến não tạm thời. Mọi người thường chủ quan bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này.

Ở tuổi 30, các cơn xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân thường thoáng qua, tự hết sau vài phút. Điều này có được nhờ động mạch còn dẻo dai, nhanh chóng giãn nở khơi thông dòng máu nghẽn, điều động enzym plasmin tới đánh tan cục máu đông. Nhưng đến tuổi 50, mạch máu xơ cứng lại kém đàn hồi, cơ thể cũng sản sinh plasmin ít đi. Hệ quả là cục máu đông tích tụ ngày càng lớn hơn, làm tắc nghẽn mạch máu não và gây ra cơn đột quỵ đoạt mạng.

Thử thách kiểm tra nguy cơ đột quỵ tuổi 50

Ở tuổi 50, xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân có thể là dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua, cảnh báo trước nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Dược Hậu Giang

Chỉ cần là trên 50 tuổi, ai cũng tiềm tàng nguy cơ đột quỵ cao. Song nếu bạn thất bại khi làm thử thách trên, nguy cơ sẽ tăng thêm vài bậc. Nếu chợt nhớ ra bản thân từng xây xẩm chóng mặt và tê yếu tay chân đôi lần trước đó, nhất định phải cảnh giác nguy cơ đột quy, đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Cùng với đó là thay đổi lối sống ngay để sống mạnh khỏe về sau mà không lo đột quỵ ghé thăm. Tiến sĩ Thanh gợi ý, có thể lấy ngay thử thách trên làm bài tập thể dục hàng ngày, vừa rèn sức khỏe lại sàng lọc được phần nào nguy cơ đột quỵ.

Các thử thách trên đúc kết từ loạt nghiên cứu tin cậy, sản phẩm dự phòng đột quỵ cũng dựa trên nghiên cứu khoa học. Trong đó, có các sản phẩm nguồn gốc từ món natto (đỗ tương lên men), beni-koji (men gạo đỏ)... lịch sử nghìn năm của Nhật Bản, được ứng dụng vào phòng ngừa đột quỵ.

Natto chứa enzym nattokinase góp phần đánh tan cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh trong cơ thể, nên bổ sung để bù đắp lượng plasmin thiếu hụt ở tuổi 50. Trong khi đó, beni-koji chứa monacolin giúp hỗ trợ ức chế tổng hợp cholesterol xấu trong gan và beta-sitosterol, campesterol... cản trở hấp thụ cholesterol trong ruột, từ đó giảm mỡ máu, hỗ trợ thêm ngăn ngừa đột quỵ.

Theo VNE

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.