Một mục tiêu quan trọng trong chuyến thăm lần này của Thủ tướng là thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản ở cấp trung ương và địa phương.
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sáng 4/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 tại Tokyo từ ngày 4-8/6.
Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân Trần Nguyệt Thu có Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành.
Tham gia Đoàn còn có Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Bí thư Thành ủy Thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành; Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và một số vị lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương.
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhằm khẳng định sự coi trọng, tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trên mọi lĩnh vực.
Chuyến thăm còn có mục tiêu quan trọng là thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản ở cấp trung ương và địa phương đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại; trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế.
Trên bình diện quốc tế, chuyến thăm còn thể hiện vai trò tích cực của Việt Nam trong khu vực, khẳng định quan điểm của Việt Nam về quá trình toàn cầu hóa trong bối cảnh mới nhiều biến động về các thách thức chung đối với châu Á và giải pháp ứng phó.
Sáng 1/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài PT-TH Hà Tĩnh thành Báo Hà Tĩnh. Đồng chí Nghiêm Sỹ Đống - Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Đài PT-TH Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Savannakhet (Lào) cùng khẳng định sẽ tiếp tục cùng nhau đồng hành trong phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ nhau phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Bộ Nội vụ cho biết cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị.
Báo Hà Tĩnh và Đài PT&TH Hà Tĩnh sau hợp nhất lấy tên gọi là Báo Hà Tĩnh. Đồng chí Nghiêm Sỹ Đống - Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Đài PT&TH Hà Tĩnh giữ chức vụ Tổng Biên tập.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Phát huy các giá trị văn hóa, di sản, đồng thời với khai thác tiềm năng, thế mạnh riêng có về công nghiệp - dịch vụ, Hà Tĩnh đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước trở thành tỉnh khá trong khu vực miền Trung và cả nước.
Các chiến sỹ dân quân tự vệ ở các đại đội phòng không thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực, say sưa tập luyện để nâng cao khả năng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ bầu trời quê hương.
Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị thành viên BCĐ cấp tỉnh tiếp thu tinh thần chỉ đạo, kết luận của các Phó Thủ tướng tại hội nghị để tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1195-QĐ/TU về việc hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thành Báo Hà Tĩnh.
Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Những thầy thuốc mang quân hàm xanh của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh không chỉ làm tốt công tác khám chữa bệnh mà còn giúp bà con dân bản thực hiện nếp sống mới, văn minh, xóa bỏ các thủ tục lạc hậu.
Những trận đánh ác liệt, các chiến công hiển hách vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức người anh hùng ở Hà Tĩnh từng phá 312 quả bom, 4 lần được đồng đội truy điệu sống.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện thăm hỏi tới Nhà vua, Thủ tướng và Chủ tịch Hạ viện Thái Lan về vụ động đất nghiêm trọng.